Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Tích Tôm Công Nghiệp Phát Triển Nhanh Nan Giải Bài Toán Hạ Tầng

Diện Tích Tôm Công Nghiệp Phát Triển Nhanh Nan Giải Bài Toán Hạ Tầng
Ngày đăng: 24/11/2014

Không nằm trong vùng quy hoạch phát triển, nhưng thời gian gần đây diện tích nuôi tôm công nghiệp đang phát triển nhanh trên địa bàn huyện Thới Bình. Sự phát triển ngoài dự kiến này kéo theo nhiều hệ luỵ cần được quan tâm, nhất là hạ tầng phục vụ nghề nuôi tôm công nghiệp.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn huyện có hơn 50 ha ao nuôi tôm công nghiệp được người dân đào mới, tập trung nhiều ở xã Thới Bình, Tân Lộc Ðông, Tân Lộc và Biển Bạch Ðông. Sự phát triển ngoài dự kiến khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với hạ tầng phục vụ nghề nuôi, xử lý môi trường, quản lý dịch bệnh...

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.

Sự lo lắng ấy của ông Lâm giờ đây đã thành hiện thực. Tuy diện tích chỉ khoảng hơn chục héc-ta nhưng do sử dụng chung đường điện sinh hoạt nên mâu thuẫn giữa hộ nuôi tôm và người dân ấp 7, xã Tân Lộc (khu vực dọc theo kinh xáng Láng Trâm) bắt đầu nảy sinh, buộc chính quyền phải can thiệp.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh, người ở ấp này  than thở. "Ðiện vốn đã yếu nay lại phát sinh thêm một số hộ nuôi tôm công nghiệp khiến càng yếu hơn. Có những lúc vào giờ cao điểm chạy quạt (khoảng 6-8 giờ tối) gần như không sử dụng được món đồ nào, chỉ mở được một, hai bóng đèn mà còn chớp nhá liên tục. Ðồ đạc trong nhà từ đèn, quạt, ti-vi… thay nhau hư hỏng".

Do không phải là huyện nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp nên hệ thống điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, việc phải tải thêm để phục vụ tôm công nghiệp dẫn đến quá  tải là chuyện không thể tránh khỏi. Trước mắt là mâu thuẫn trong nội bộ người dân, về lâu dài, nếu diện tích tôm công nghiệp phát triển nhanh mà lưới điện không được nâng cấp theo kịp thì tình trạng quá tải dẫn đến nổ bình xảy ra.

Ông Lâm cho biết, do không có quy hoạch nên người nuôi tôm không được hỗ trợ hoá chất xử lý ao đầm khi có dịch bệnh và tình trạng xả nước thải thẳng ra sông, kinh, rạch là điều khó tránh. Ðối với vùng nước tĩnh như Thới Bình, nếu tình trạng này xảy ra thì rất nguy hiểm cho các diện tích nuôi còn lại.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, Trần Văn Dũng cho biết, huyện đã kiến nghị tỉnh, Sở Công thương sớm khảo sát và nâng cấp lưới điện một số điểm hiện nay đang nuôi tôm công nghiệp dẫn đến quá tải.

Ðồng thời, huyện cũng đã kiến nghị tỉnh cho chủ trương để huyện quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp khoảng 1.000 ha tại một số khu vực có điều kiện thuận lợi như tuyến kinh xáng Láng Trâm, một phần Tân Lộc Ðông… Từ đó, đạo điều kiện thuận lợi về đầu tư hạ tầng cho người dân phát triển nghề nuôi bền vững, cải thiện đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nguồn bài viết: http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=34599


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ 14 Tấn Hóa Chất Xử Lý Ao Đầm Tôm Nuôi Hỗ Trợ 14 Tấn Hóa Chất Xử Lý Ao Đầm Tôm Nuôi

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

01/08/2013
Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

01/08/2013
Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

01/08/2013
Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

01/08/2013
Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái) Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

14/01/2013