Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Tân Phú Đông, vụ tôm này, toàn huyện thả nuôi hơn 3.000ha, tập trung nhiều nhất tại xã Phú Tân, Tân Phú với hơn 2.000ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp chỉ còn hơn 300ha, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh xảy ra nhiều dẫn đến tôm chết, thất mùa. Nhiều hộ gia đình ở huyện Tân Phú Đông chuyển sang nuôi quảng canh hoặc bỏ đầm chờ vụ sau.
Ngoài ra, giá tôm giảm mạnh, giá thức ăn dùng nuôi tôm tăng mạnh, dẫn đến người nuôi không có lãi nên không mặn mà với hình thức nuôi tôm công nghiệp. Bình quân nếu nuôi công nghiệp, đối với tôm thẻ chân trắng mất khoảng 3 tháng và tôm sú khoảng 3,5 tháng mới thu hoạch. Thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư nhiều, nếu xảy ra dịch bệnh thì người nuôi gần như trắng tay không có lãi. Hiện tại tôm sú giảm giá bình quân 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tôm thẻ chân trắng cũng giảm 25%. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg có giá 210.000 đồng/kg (giảm 40.000 đồng/kg; loại 30 con hiện giá 180.000 đồng/kg… Tôm thẻ chân trắng loại 100 con hiện giá chỉ 85.000 đồng/kg, so với mức 110.000 đồng/kg năm trước. Loại 90 con/kg cũng có giá 90.000 đồng/kg…
Giá tôm xuống thấp, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp vẫn dùng biện pháp nuôi cầm chừng và phải thường xuyên theo dõi tin tức, khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp kịp thời phòng bệnh cho tôm khi có dịch bệnh xảy ra. Ông Lê Hồng Phước, xã Tân Phú, cho biết: "Ở đây bà con sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm. Bây giờ bỏ ao thì biết làm nghề gì để sống. Bây giờ, không dám nuôi nhiều, sợ dịch bệnh xảy ra thì phải mang nợ, dịch bệnh chưa xử lý triệt để hẳn. Ngày nào ra kiểm tra thấy tôm khỏe mạnh, lớn nhanh là mừng ngày đó". Ông Phước nói thêm: "Cứ mỗi bữa tôm ăn đều bổ sung thêm khuẩn kháng sinh, men cho tôm và sử dụng thuốc để phòng trị bệnh cho tôm, chủ yếu là bệnh gan, ruột và đốm trắng… Giờ chỉ chờ mưa xuống để thời tiết ổn định trở lại, tôi mới dám thả nuôi trở lại".
Trước sự khó khăn của các hộ nuôi tôm do dịch bệnh đang tấn công dẫn đến sản lượng nuôi tôm công nghiệp giảm mạnh, nhiều khả năng dẫn đến sản lượng thủy sản không đạt chỉ tiêu, các ngành chức năng huyện Tân Phú Đông khuyến cáo. Ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông, cho biết: "Bà con nên theo dõi lịch thời vụ để thả tôm cho đúng theo khuyến cáo, đồng thời tăng cường kiểm tra tôm mỗi ngày, nếu có phát hiện dịch bệnh xảy ra phải báo ngay với các ngành có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại lớn. Bà con nên chú ý cải tạo ao nuôi đúng quy trình, diệt hết mầm bệnh trước khi thả nuôi vụ mới, đảm bảo tăng diện tích tôm nuôi công nghiệp ở những vụ nuôi tiếp theo".
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.

Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.

Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012.