Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng

Không thả nuôi lại tôm trên diện tích tôm – lúa đã thu hoạch
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.
Để vụ nuôi tôm nước lợ 2014 đạt và vượt kế hoạch về diện tích và sản lượng, ngành nông nghiệp đưa ra nhiều khuyến cáo cho các địa phương.
Trong đó, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc ngành cũng như các cơ quan có liên quan khác duy trì công tác kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống; tăng cường giám sát, phòng ngừa và thống kê báo cáo tình hình dịch bệnh (nếu có); theo dõi chặt chẽ tình hình thả và thu hoạch tôm, hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý môi trường.
Các địa phương vận động nông dân không thả nuôi lại tôm trên diện tích tôm – lúa đã thu hoạch xong nhằm thực hiện đúng lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2014 theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

CEO Tập đoàn GIC chỉ ra 4 yếu điểm của nông nghiệp Việt Nam khiến nhà đầu tư ngoại ngần ngại rót vốn.

Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ thu đông rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.