Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng

Ông Nguyễn Văn Học - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp số 2 (gọi tắt là HTX số 2), xã Gáo Giồng cho biết, tổng diện tích sản xuất của HTX số 2 là 1.603ha với 409 thành viên. Từ năm 2015, nhờ đầu tư hệ thống đê bao khép kín nên tất cả diện tích trên được sản xuất 3 vụ lúa/năm. Để giải quyết đầu ra của nông sản, chi bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban quản lý điều hành và đoàn thể của HTX số 2 vận động nông dân tham gia cánh đồng liên kết theo hướng sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa có hiệu quả.
Năm 2014, HTX số 2 đại diện ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân (gọi tắt là Công ty Hiếu Nhân) bao tiêu 336ha/năm sản xuất lúa chất lượng cao (Nàng hoa 9) với giá từ bằng giá thị trường trở lên. Đến năm 2015, diện tích bao tiêu tăng lên 800ha/năm, nhờ đó mà nông dân có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài liên kết với Công ty Hiếu Nhân, HTX số 2 còn kết nối với Công ty Lương thực Tân Hồng để hợp đồng với các thành viên trong HTX số 2 sản xuất lúa giống loại 4900, VD 20, 6976 với tổng diện tích lên đến hàng chục ha/vụ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Theo nông dân Nguyễn Văn Mến ngụ ấp 2 (xã Gáo Giồng): “Làm lúa có hợp đồng bao tiêu như những năm gần đây với Công ty Hiếu Nhân, cá nhân tôi cũng như nhiều anh em khác không lo đầu ra, đặc biệt là tránh được “điệp khúc” trúng mùa, rớt giá. Tới mùa vụ, cứ theo lịch mà xuống giống, theo lịch mà bón phân, xịt thuốc, cuối vụ thì thu hoạch. Lúa suốt ra cân bán tại chỗ và lấy tiền ngay, không còn lo cảnh bị thương lái ép giá như trước nữa... Tuy thực tế có một số diện tích “bể hợp đồng” nhưng vì làm ăn lâu dài nên bản thân cũng như nhiều nông dân khác rất mong được tiếp tục thực hiện phương thức sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa”.
Đồng chí Nguyễn Vũ Hoàng – Bí thư Đảng ủy xã Gáo Giồng cho biết, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã, cấp ủy và chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhằm làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất nhỏ lẻ của người dân cũng như từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung và hiện đại, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nông dân và doanh nghiệp. Đến nay, toàn xã thành lập được 3 HTX và 1 Tổ hợp tác với tổng diện tích khoảng 3.500ha. Thông qua các HTX và Tổ hợp tác đã có 4 đơn vị gồm: Công ty Hiếu Nhân, Công ty Lương thực Tân Hồng, Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang và Công ty TNHH MTV kinh doanh và Xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích ngày càng tăng (bình quân 600ha/vụ).
Đồng chí Nguyễn Vũ Hoàng cho biết thêm, hướng tới cấp ủy và chính quyền tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia cánh đồng liên kết, nhất là đối gia đình cán bộ và đảng viên. Vận động người dân tập trung đất sản xuất bằng cách cho HTX thuê lâu dài (đối với những nơi có điều kiện) để hình thành cánh đồng mẫu lớn gắn sản xuất với tiêu thụ. Xây dựng chính quyền năng động, phục vụ nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân trong liên kết sản xuất... Đồng thời, kiến nghị tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ tập trung đất nông nghiệp sản xuất lớn ở những nơi có điều kiện cũng như đưa viên chức ngành nông nghiệp về phụ trách quản lý HTX.
Có thể bạn quan tâm

Những hộ đang trồng cây thầu dầu cho biết: Trong 4 năm đầu, bình quân mỗi ha chỉ cho mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/ha bởi năng suất còn thấp. Từ năm thứ 4 trở đi, cây thầu dầu phát triển mạnh cho năng suất cao và ổn định thì mức thu nhập đạt 35 - 40 triệu đồng/ha (sau khi trừ chi phí). Nếu so với các loại cây trồng khác trên những vùng đất cằn khô nay đưa vào trồng cây thầu dầu thì hiệu quả cao hơn.

Mô hình thí điểm phục hồi, cải tạo vườn hồ tiêu suy yếu ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) sau một năm thực hiện đã cho kết quả tốt. Từ kết quả ban đầu này đã giúp nông dân hiểu rõ các phương cách đầu tư trong trồng tiêu và lợi ích đầu tư thâm canh đưa lại.

Các tàu thuyền có công suất lớn của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định vào vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 1 hải lý dùng các thiết bị đánh bắt cá mang tính hủy diệt để khai thác thủy sản, gây bức xúc cho ngư dân địa phương. Quá bất bình, ngư dân Lý Sơn đưa tàu thuyền ra ngăn cản, dẫn đến xung đột.

Trong những tháng đầu năm, các nhà vườn ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã thu hoạch được trên 17.000 tấn trái cây các loại. Trong đó, giá nhiều loại trái cây thanh nhiệt như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường luôn ổn định ở mức cao nên các nhà vườn rất phấn khởi.

Người tiên phong mở ra hướng phát triển kinh tế này là ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú. Cách đây dăm năm, nhờ thu nhập cao từ thả cá nước ngọt quy mô thâm canh, ông đầu tư mua hơn chục con bò về nuôi. Hồi đó, thức ăn cho bò chỉ là cây cỏ tự nhiên tại các gò đồi.