Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5%

Diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm dần, do nhiều người nuôi nhỏ lẻ thua lỗ, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg.
Nhiều hộ nuôi đã chuyển sang hướng liên kết với các doanh nghiệp hoặc nuôi gia công cho doanh nghiệp thay vì tự đầu tư nuôi.
Nhờ liên kết nuôi cá tra theo chuỗi nên sản lượng cá tra 10 tháng đầu năm của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ vững, ước đạt 946 ngàn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ, Đồng Tháp hiện có khoảng 80% hộ nuôi cá tra tham gia chuỗi liên kết, đạt sản lượng cá tra lớn nhất vùng 309.141 tấn (+2,8%), sản lượng cá tra tại An Giang đạt 245.255 tấn (+3,5%).
Đối với tôm nước lợ, từ đầu năm đến nay, giá tôm luôn ở mức thấp, người nuôi lãi rất ít, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, do đó hiện người nuôi tôm không đầu tư nuôi lớn mà chủ yếu nuôi cầm chừng, mục đích là để giữ vùng nuôi của mình hoạt động và bảo quản trang thiết bị giảm hư hỏng,
Người nuôi tôm đang hi vọng vào dịp cuối năm giá sẽ tăng do các nhà máy tăng cường chế biến để cung cấp theo đơn đặt hàng của các nước nhập khẩu phục vụ Noel và năm mới.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thả nuôi tôm trái vụ nên người nuôi cũng thả nuôi với mật độ thấp để giảm rủi ro về thời tiết, dịch bệnh.
Đồng thời, thời gian gần đây các mô hình nuôi tôm quảng canh đã thể hiện tính hiệu quả nhờ giảm áp lực lên môi trường nuôi và tiết kiệm chi phí thức ăn.
Đối với tôm sú, do khả năng chống dịch bệnh tốt và giá cả ổn định hơn tôm thẻ chân trắng nên nhiều hộ nuôi tôm đã trở lại với đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú.
Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 215.799 tấn, tăng 0,2%.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích tôm sú tăng 3,7% so với cùng kỳ, ước đạt 555.954 ha, sản lượng ước đạt 204.086 tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó một số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như: Cà Mau giảm 11,5%, Bến Tre giảm 8,9%.
Diện tích tôm thẻ chân trắng ước đạt 82.034 ha, giảm 3,9% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 250.897 tấn, giảm 4,2%, Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng đồng bằng sông Cửu Long 10 tháng đầu năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm trước: diện tích ước đạt 58.406 ha, giảm 1,2%; sản lượng ước đạt 169.433 tấn, giảm 11,7%,
Trong đó, Trà Vinh diện tích giảm 10%, sản lượng giảm 11,2%; Bạc Liêu diện tích giảm 33,3%, sản lượng giảm 6,6%, Kiên Giang diện tích giảm 7,9%, sản lượng giảm 27%.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 2 tháng triển khai Dự án phát triển chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chiều 5.9, Trạm Khuyến nông Thành phố Tây Ninh tổ chức tổng kết Dự án, đánh giá kết quả thực hiện của chương trình này trên địa bàn Thành phố.

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê lấy thịt ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đang được nhân rộng và trở thành mô hình sản xuất bền vững quy mô hộ gia đình, mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa phương. Nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các Chương trình 30a, 135 của Chính phủ.

Tại Hội nghị tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ sáng 27/6, báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố trong 3 năm qua.

Tại một số quận huyện như: Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền… lúa tươi IR50404 vụ thu đông 2014 được nhiều nông dân bán ngay tại ruộng cho thương lái ở mức 4.700-4.800 đồng/kg, còn lúa đã phơi sấy khô ở mức: 5.100-5.500 đồng/kg, tùy điều kiện giao thông. Nhiều loại lúa tươi hạt dài đang có giá 4.900- 5.100 đồng/kg; lúa phơi sấy khô có giá 5.800-5.900 đồng/kg.

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn nổi tiếng cả nước. Năm 2013 cam sành Hàm Yên đã được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam. Để giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, toàn huyện đã và đang có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.