Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, tính đến nay, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa đông xuân 2014-2015 toàn thành phố là 170 ha, giảm 141 ha so với cùng kỳ.
Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.
Hiện rầy nâu trên đồng ruộng chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng, mật số thấp. Ngành nông nghiệp thành phố dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là các đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các quận, huyện nhanh chóng triển khai tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng…) cho nông dân.
Khuyến cáo nông dân sử dụng chế phẩm sinh học nấm MA, không nên phun thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ hoặc nhóm lân hữu cơ kết hợp với nhóm cúc tổng hợp dễ gây bộc phát rầy nâu. Đối với diện tích lúa chuẩn bị sạ, nông dân cần vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=158029
Có thể bạn quan tâm

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.