Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, tính đến nay, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa đông xuân 2014-2015 toàn thành phố là 170 ha, giảm 141 ha so với cùng kỳ.
Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.
Hiện rầy nâu trên đồng ruộng chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng, mật số thấp. Ngành nông nghiệp thành phố dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là các đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các quận, huyện nhanh chóng triển khai tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng…) cho nông dân.
Khuyến cáo nông dân sử dụng chế phẩm sinh học nấm MA, không nên phun thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ hoặc nhóm lân hữu cơ kết hợp với nhóm cúc tổng hợp dễ gây bộc phát rầy nâu. Đối với diện tích lúa chuẩn bị sạ, nông dân cần vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=158029
Có thể bạn quan tâm

Bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học, từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân khu vực Đông Nam bộ ùn ùn trồng hồ tiêu. Trong thời điểm hiện nay, hồ tiêu được giá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác. Thế nhưng, việc nông dân ồ ạt chuyển sang trồng tiêu chẳng khác nào “đánh bạc” với may rủi và đang phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương...

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh có 1.600 hộ dân ở 6 huyện tham gia mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 3.000,4 ha.

Nông dân trồng nấm tại xã Phú Hưng (Phú Tân - An Giang) cho biết, mùa nắng kéo dài cộng với nhiệt độ cao khiến việc trồng nấm của các hộ bị gián đoạn. Theo ông Trần Văn Tường (ấp Hưng Hòa), nhiệt độ trong nhà nấm khoảng 28 độ C (ngoài trời dao động từ 32 độC - 34 độC) là điều kiện thích hợp nhất để trồng nấm.

Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.

Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.