Diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu tăng

Các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến trổ đòng bị nhiễm rầy nâu với mật số trung bình 500 - 1.000 con/m2, chủ yếu ấu trùng tuổi 5 tập trung tại quận Thốt Nốt. Tuần qua, có 855 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng 227 ha so cùng kỳ năm 2014, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 - 10%, phân bố tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Bình Thủy.
Ngoài ra, một số diện tích lúa hè thu 2015 ở huyện Vĩnh Thạnh còn bị bù lạch gây hại với diện tích khoảng 232ha. Căn cứ vào điều kiện thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ngành nông nghiệp dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Ngoài ra, nông dân cần lưu ý bù lạch, ốc bươu vàng, muỗi hành; tình trạng thiếu nước đầu vụ và hiện tượng ngộ độc hữu cơ ở những ruộng lúa không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém…
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có tình hình nắng nóng kéo dài, hay giá tôm nguyên liệu tăng cao, mà chuyện phá mía nuôi tôm và thiếu điện đang góp phần “gia nhiệt” làm cho vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) “nóng” lên từng ngày.

Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn số 6239/BTC-QLG, công bố giá thành sản xuất và giá mua lúa định hướng vụ hè thu năm 2014.

Doanh nghiệp thủy sản muốn được xuất khẩu cá tra phải đạt các yêu cầu trong các điều khoản của Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra thì mới được Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) xác nhận đăng ký hợp đồng trước khi xuất khẩu.

2013 được coi là năm thành công đối với nuôi tôm nước lợ của các tỉnh phía Bắc, khi khống chế được dịch bệnh hoại tử gan tụy, người nuôi được mùa, được giá.

Các rào cản thương mại mang tính bảo hộ của Mỹ sẽ không những là nguy cơ đối với xuất khẩu thủy sản không chỉ của Việt Nam mà, còn các nước ASEAN khác. Đó là nhận định được đưa ra bên lề cuộc thảo luận bàn tròn về hợp tác nông nghiệp Việt-Mỹ vừa diễn ra tại Washington DC.