Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp

Năm 2009, toàn tỉnh Bình Phước có 26.180 ha mì, năng suất bình quân đạt gần 22,7 tấn/ha, sản lượng củ mì đạt 579.966 tấn. Trong đó, huyện Đồng Phú có diện tích cây mì lớn nhất tỉnh, với 6.000 ha.
Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...
Thời điểm này, củ mì tươi có giá 1.500 đồng/kg, bình quân 1 ha thu về hơn 34 triệu đồng. Nhiều hộ dân xắt lát phơi khô chờ giá cao để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Nhờ cây mì, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thoát nghèo và vươn lên khá, giàu.
Thế nhưng, thời gian qua diện tích cây mì ở Bình Phước đã bị thu hẹp đáng kể. Năm 2013, toàn tỉnh chỉ còn 19.225 ha, giảm gần 7.000 ha so năm 2009.
Năm 2014, dự tính diện tích cây mì chỉ còn khoảng 16.093 ha. Trong đó, huyện Bù Đăng có diện tích lớn nhất (4.600 ha), ít nhất là thị xã Phước Long (17 ha). Năm 2009, Đồng Phú có diện tích cây mì lớn nhất tỉnh nhưng đến nay chỉ còn 950 ha.
Nguyên nhân dẫn tới diện tích cây mì giảm mạnh là do các vườn cây đã khép tán không thể trồng xen. Nhiều dự án phủ xanh đất trống đồi trọc đã được thực hiện. Một nguyên nhân nữa là giống mì chưa được nghiên cứu phát triển để thay thế giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.
Một số nhà máy chế biến tinh bột mì phải tạm thời đóng cửa vì gây ô nhiễm môi trường dẫn tới củ mì bị mất giá. Bên cạnh đó, một số cây trồng ngắn ngày khác có giá trị kinh tế cao hơn nên người dân không mặn mà với cây mì.
Theo kế hoạch, từ năm 2015, cả nước sẽ đưa nhiên liệu sinh học E5 vào sử dụng đại trà, do vậy nguồn nguyên liệu cho Nhà máy Ethanol Bình Phước có nguy cơ thiếu hụt cao. Điều này đòi hỏi các nhà máy chế biến tinh bột mì, nhất là Nhà máy Ethanol Bình Phước sớm có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư cho người trồng mì.
Bởi theo thiết kế, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Bình Phước có công suất tiêu thụ khoảng 240 ngàn tấn củ mì khô/năm. Trong khi đó, 3kg củ mì tươi sau khi phơi khô còn lại 1kg. Như vậy, để Nhà máy Ethanol Bình Phước hoạt động ổn định, mỗi năm cần khoảng 720 ngàn tấn củ mì tươi làm nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

Bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2013, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có 5 hộ ở 3 ấp Mỹ Văn, Trà Điêu và Rạch Đùi được hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư thả nuôi trên 27.000 con cá lóc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngày 9-9, ông Trương Duy Khôi, Phó phòng Khuyến ngư, Trung tâm khuyến Ngư-Nông-Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) thành phố Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa hỗ trợ 20,656m3 vật liệu PU (Polyurethane) thuộc mô hình "Hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ năm 2013" cho 2 hộ tàu cá trên địa bàn quận Sơn Trà, với tổng giá trị gần 120 triệu đồng.