Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp

Năm 2009, toàn tỉnh Bình Phước có 26.180 ha mì, năng suất bình quân đạt gần 22,7 tấn/ha, sản lượng củ mì đạt 579.966 tấn. Trong đó, huyện Đồng Phú có diện tích cây mì lớn nhất tỉnh, với 6.000 ha.
Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...
Thời điểm này, củ mì tươi có giá 1.500 đồng/kg, bình quân 1 ha thu về hơn 34 triệu đồng. Nhiều hộ dân xắt lát phơi khô chờ giá cao để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Nhờ cây mì, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thoát nghèo và vươn lên khá, giàu.
Thế nhưng, thời gian qua diện tích cây mì ở Bình Phước đã bị thu hẹp đáng kể. Năm 2013, toàn tỉnh chỉ còn 19.225 ha, giảm gần 7.000 ha so năm 2009.
Năm 2014, dự tính diện tích cây mì chỉ còn khoảng 16.093 ha. Trong đó, huyện Bù Đăng có diện tích lớn nhất (4.600 ha), ít nhất là thị xã Phước Long (17 ha). Năm 2009, Đồng Phú có diện tích cây mì lớn nhất tỉnh nhưng đến nay chỉ còn 950 ha.
Nguyên nhân dẫn tới diện tích cây mì giảm mạnh là do các vườn cây đã khép tán không thể trồng xen. Nhiều dự án phủ xanh đất trống đồi trọc đã được thực hiện. Một nguyên nhân nữa là giống mì chưa được nghiên cứu phát triển để thay thế giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.
Một số nhà máy chế biến tinh bột mì phải tạm thời đóng cửa vì gây ô nhiễm môi trường dẫn tới củ mì bị mất giá. Bên cạnh đó, một số cây trồng ngắn ngày khác có giá trị kinh tế cao hơn nên người dân không mặn mà với cây mì.
Theo kế hoạch, từ năm 2015, cả nước sẽ đưa nhiên liệu sinh học E5 vào sử dụng đại trà, do vậy nguồn nguyên liệu cho Nhà máy Ethanol Bình Phước có nguy cơ thiếu hụt cao. Điều này đòi hỏi các nhà máy chế biến tinh bột mì, nhất là Nhà máy Ethanol Bình Phước sớm có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư cho người trồng mì.
Bởi theo thiết kế, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Bình Phước có công suất tiêu thụ khoảng 240 ngàn tấn củ mì khô/năm. Trong khi đó, 3kg củ mì tươi sau khi phơi khô còn lại 1kg. Như vậy, để Nhà máy Ethanol Bình Phước hoạt động ổn định, mỗi năm cần khoảng 720 ngàn tấn củ mì tươi làm nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 2/7/2013 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang; một số chim cút mắc bệnh và phải tiêu hủy là hơn 26 ngàn con, nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.

Nhằm từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, hướng đến việc canh tác theo hướng xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ sư Đặng Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang 3 đã thực hiện thành công mô hình trồng sắn xen đậu phộng ở huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên).

Đến hẹn lại lên, cuối hạ, dọc theo tuyến đường ĐT616 đoạn qua xã Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) lại thấy một màu xanh vàng đẹp mắt của những trái thanh trà, đặc sản vùng quê Trà Khân…

Chọn loại cây trồng gì trên những chân đất, vùng đất cụ thể, phù hợp, thời vụ gieo trồng ra sao, để có thể “né” những tác động xấu của thiên tai. Điều đó được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ đông thắng lợi.

Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm là lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, hiện nay Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo về báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm.