Diện tích cam sành nhiễm bệnh Greening đã giảm gần 4.770ha

Đến nay, diện tích cam sành đang bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 2.221ha, với diện tích bị thiệt hại trên 70% khoảng 320ha.
Tuy nhiên, nếu so với thời điểm công bố dịch cách đây hơn 1 năm thì diện tích nhiễm bệnh Greening đã giảm gần 4.770ha, trong đó diện tích bị thiệt hại trên 70% đã giảm 1.615ha.
Hiện người dân đã đốn bỏ hơn 3.085ha vườn cây bị bệnh, kể cả 1.666ha đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái khác như chanh không hạt, cam xoàn, cam mật.
Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn Hậu Giang, trong khi dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cam sành chưa thể dập tắt nhưng vì giá trị kinh tế cao nên nhà vườn không bỏ mà trái lại quyết tái sản xuất và trồng mới ngày càng nhiều.
Cụ thể, đã có trên 3.232ha cam sành được trồng mới, riêng huyện Châu Thành là 2.873ha, nâng tổng số diện tích trồng cam sành trên địa bàn Hậu Giang lên con số 9.916ha.
Từ đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh vàng lá gân xanh thời gian qua của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Vụ ớt tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải thẳng thắn thừa nhận là mất mùa. Thất bát trong trồng trọt là điều khó tránh khỏi, nhất là vụ ớt đã gặp phải một mùa nắng nóng đỉnh điểm.

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.