Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai

Hiện, tỉnh Lào Cai có khoảng 2.000 ha cây ăn quả ôn đới tập trung chủ yếu tại các huyện: Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát.
Định hướng phát triển cây ăn quả ôn đới 2016 – 2020 và đến năm 2030, diện tích cây ăn quả ôn đới của tỉnh đạt khoảng 2.800 ha.
Giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã thực hiện 2 dự án phát triển mở rộng vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới, đó là dự án cải tạo chất lượng vùng mận Tam hoa Bắc Hà (đã trồng 300 ha) và dự án phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 (đã trồng 300 ha).
Tại diễn đàn, đại diện các ngành, địa phương đã nêu những khó khăn trong phát triển cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh hiện nay, như chủng loại cây ăn quả ôn đới còn hạn chế, chất lượng quả chưa cao; thị trường tiêu thụ còn hạn chế, giá cả không ổn định.
Quang cảnh diễn đàn.
Đại diện Dự án AGB đã đề xuất một số phương án để tăng lợi nhuận cho vườn cây ăn quả ôn đới như:
Phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao gắn với du lịch sinh thái; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả ôn đới, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả áp dụng kỹ thuật tiên tiến để người dân học tập; xây dựng các chuỗi giá trị để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế vùng cây ăn quả giúp người sản xuất nâng cao thu nhập...
Dự án AGB/2012/060 “Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực” do Chính phủ Australia tài trợ với tổng kinh phí gần 1,4 triệu USD thực hiện tại 3 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.
Dự án được khởi động từ tháng 7/2014 và sẽ được thực hiện trong 4 năm.
Mục tiêu của dự án nhằm đánh giá động thái thị trường và người tiêu dùng cũng như cơ hội của cây ăn quả ôn đới tại các địa phương, thị trường trong nước và khu vực; hỗ trợ quá trình quy hoạch, điều phối hoạt động và phát triển cây ôn đới và cận nhiệt đới tại các tỉnh khu vực Tây Bắc; phát triển các mô hình thị trường dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng nhằm đưa sản phẩm của nông dân đến các thị trường sinh lời hơn...
Có thể bạn quan tâm

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.

Đại Từ được coi là “vựa chè” của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích chè cho thu hoạch hơn 6.000 ha, chiếm 1/3 diện tích của tỉnh Thái Nguyên, và là huyện có diện tích chè đứng thứ hai so với cả nước, chỉ sau huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng.

Trái dừa xiêm sau khi hái xuống được gọt sạch và xử lý bằng tia laser với nắp khui cắm vào vỏ quả dừa, khi uống chỉ việc bật nắp như bật lon nước ngọt.

Nhiều người nông dân trồng ớt ở Bố Trạch (Quảng Bình) đang điêu đứng vì ớt rớt giá không phanh nhưng vẫn không bán được. Tiền bán ớt hiện không bù được chi phí chăm sóc, thu hoạch…