Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai

Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai
Ngày đăng: 27/09/2015

Hiện, tỉnh Lào Cai có khoảng 2.000 ha cây ăn quả ôn đới tập trung chủ yếu tại các huyện: Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát.

Định hướng phát triển cây ăn quả ôn đới 2016 – 2020 và đến năm 2030, diện tích cây ăn quả ôn đới của tỉnh đạt khoảng 2.800 ha.

Giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã thực hiện 2 dự án phát triển mở rộng vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới, đó là dự án cải tạo chất lượng vùng mận Tam hoa Bắc Hà (đã trồng 300 ha) và dự án phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 (đã trồng 300 ha).

Tại diễn đàn, đại diện các ngành, địa phương đã nêu những khó khăn trong phát triển cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh hiện nay, như chủng loại cây ăn quả ôn đới còn hạn chế, chất lượng quả chưa cao; thị trường tiêu thụ còn hạn chế, giá cả không ổn định.

Quang cảnh diễn đàn.

Đại diện Dự án AGB đã đề xuất một số phương án để tăng lợi nhuận cho vườn cây ăn quả ôn đới như:

Phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao gắn với du lịch sinh thái; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả ôn đới, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả áp dụng kỹ thuật tiên tiến để người dân học tập; xây dựng các chuỗi giá trị để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế vùng cây ăn quả giúp người sản xuất nâng cao thu nhập...

Dự án AGB/2012/060 “Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực” do Chính phủ Australia tài trợ với tổng kinh phí gần 1,4 triệu USD thực hiện tại 3 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.

Dự án được khởi động từ tháng 7/2014 và sẽ được thực hiện trong 4 năm.

Mục tiêu của dự án nhằm đánh giá động thái thị trường và người tiêu dùng cũng như cơ hội của cây ăn quả ôn đới tại các địa phương, thị trường trong nước và khu vực; hỗ trợ quá trình quy hoạch, điều phối hoạt động và phát triển cây ôn đới và cận nhiệt đới tại các tỉnh khu vực Tây Bắc; phát triển các mô hình thị trường dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng nhằm đưa sản phẩm của nông dân đến các thị trường sinh lời hơn...


Có thể bạn quan tâm

Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015
Anh Tiến trâu tự thoát nghèo Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

06/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

06/10/2015
Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hớn Quản (Bình Phước), tính đến tháng 4-2015, trên địa bàn huyện có đàn trâu 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã.

06/10/2015