Diễn Đàn Khuyến Nông @ Nông Nghiệp Năm 2014

Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.
Kết quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở ĐBSCL trong thời gian qua cho thấy, mô hình mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như: giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật cho vật nuôi, giảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, giúp tạo sản phẩm sạch, có thể sử dụng hữu hiệu cho nhiều loại vật nuôi, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ vi sinh an toàn hiệu quả...
Tại Đồng Tháp, sau 3 năm áp dụng mô hình sử dụng đệm lót trong chăn nuôi (2012 – 2014), tỉnh đã thực hiện 67 mô hình, trên 555 con heo, 5000 con gà và 14.000 con vịt.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì mô hình còn bộc lộ một số hạn chế như: nền đệm lót nóng ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi, nguyên liệu làm đệm lót còn khan hiếm, hạn chế số lượng đàn vật nuôi khi áp dụng mô hình...
Diễn đàn còn là dịp để người chăn nuôi trao đổi trực tiếp với các chuyên gia xoay quanh vấn đề kỹ thuật sử dụng đệm lót trong chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của bà con trong việc thay đổi tập quán sản xuất cũng như áp dụng những kỹ thuật mới vào chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...