Điện Biên Triển Vọng Mô Hình Nuôi Gà Lai Đông Tảo An Toàn Sinh Học

Tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân.
Khi tham gia mô hình các hộ nuôi được hỗ trợ một phần kinh phí mua giống và được tập huấn nắm vững kiến thức như úm gà con, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gà nuôi. Sau hơn 2 tháng triển khai, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng trung bình đạt từ 800 - 1.000 gam/con.
Nuôi gà lai Đông Tảo lợi nhuận cao hơn so với nuôi gà truyền thống, giá bán trên thị trường từ 120.000 – 150.000 đồng/kg và rất được ưa chuộng.
Bà Trần Thị Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ cho biết: Nuôi gà lai Đông Tảo tương đối dễ, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, vì vậy, tùy vào điều kiện của thị trường, bà con có thể chọn nuôi thêm các giống gà khác, nhưng để việc chăn nuôi gà tại hộ gia đình thành công thì phải biết áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, tiêm phòng và sát trùng chuồng trại.
Tuy là mô hình thí điểm, nhưng mô hình nuôi gà lai Đông Tảo theo hướng an toàn sinh học rất có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống vật nuôi vừa là bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực và được nông dân ủng hộ, từ hiệu quả đạt được mô hình sẽ được nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã và các huyện khác.
Có thể bạn quan tâm

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.