Điện Biên Triển Vọng Mô Hình Nuôi Gà Lai Đông Tảo An Toàn Sinh Học

Tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân.
Khi tham gia mô hình các hộ nuôi được hỗ trợ một phần kinh phí mua giống và được tập huấn nắm vững kiến thức như úm gà con, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gà nuôi. Sau hơn 2 tháng triển khai, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng trung bình đạt từ 800 - 1.000 gam/con.
Nuôi gà lai Đông Tảo lợi nhuận cao hơn so với nuôi gà truyền thống, giá bán trên thị trường từ 120.000 – 150.000 đồng/kg và rất được ưa chuộng.
Bà Trần Thị Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ cho biết: Nuôi gà lai Đông Tảo tương đối dễ, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, vì vậy, tùy vào điều kiện của thị trường, bà con có thể chọn nuôi thêm các giống gà khác, nhưng để việc chăn nuôi gà tại hộ gia đình thành công thì phải biết áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, tiêm phòng và sát trùng chuồng trại.
Tuy là mô hình thí điểm, nhưng mô hình nuôi gà lai Đông Tảo theo hướng an toàn sinh học rất có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống vật nuôi vừa là bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực và được nông dân ủng hộ, từ hiệu quả đạt được mô hình sẽ được nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã và các huyện khác.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.