Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện Biên Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi

Điện Biên Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi
Ngày đăng: 28/06/2014

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...

Với số lượng đàn gia súc, gia cầm như hiện nay thì lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tiêu thụ trên thị trường khá lớn. Phù hợp với xu hướng chung, người chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, nhất là tại những trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa hay những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi lớn và vùng chăn nuôi tập trung đều sử dụng các sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm chế biến sẵn.

Trong khi nhu cầu tiêu thụ TĂCN khá lớn thì đến nay cả tỉnh mới chỉ có 1 đơn vị chế biến cung ứng sản phẩm này là Nhà máy thức ăn chăn nuôi gia súc Việt Trung ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Công suất của nhà máy này mới chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường nội tỉnh, còn 90% lượng TĂCN phải nhập từ các tỉnh thành miền xuôi lên.

Thị trường TĂCN cũng rất đa dạng, phong phú với nhiều mặt hàng của các đơn vị sản xuất trong nước, liên doanh. Một số sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn, như cám con cò, con heo vàng của các hãng Thiên Tôn, Thiên Thành, Thăng Long, liên doanh Việt – Pháp...

Nhu cầu tiêu thụ TĂCN lớn nên số cơ sở kinh doanh mặt hàng này cũng tăng nhanh. Hiện toàn tỉnh có 141 cơ sở kinh doanh TĂCN, tập trung nhiều nhất ở huyện Điện Biên, Tuần Giáo và T.P Điện Biên Phủ với các chủng loại sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu chăn nuôi.

Thời gian qua, thị trường TĂCN trên địa bàn cơ bản ổn định về giá, không có sự chênh lệch lớn nhưng từ khi thực hiện việc kiểm tra tải trọng xe, quy định khối lượng vận chuyển cụ thể đối với phương tiện thì cước vận tải tăng.

Theo đó giá mặt hàng TĂCN cũng tăng. Qua khảo sát tại những cơ sở, đại lý kinh doanh lớn cho thấy, nhìn chung cước tăng trung bình 1.000 đồng/kg. Như loại cám con cò, sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn trên thị trường nội tỉnh trước có giá 380.000 đồng/bao 20kg thì nay tăng lên 400.000 đồng/bao 20kg.

Tăng cường công tác quản lý, đánh giá chất lượng thị trường TĂCN, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản đã phối hợp với Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Quản lý thị trường, công an tổ chức kiểm tra tại nhiều cơ sở.

Theo ông Lò Văn Tại, Chi cục phó, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Sở NN&PTNT): Vài năm trở lại đây, các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền và thường xuyên kiểm tra thị trường nên nhận thức của người kinh doanh sản phẩm TĂCN đã thay đổi rất nhiều. Hầu hết các cơ sở đều có sổ ghi chép nhập, xuất hàng, đầu tư kệ bảo quản sản phẩm.

Đặc biệt không còn tình trạng để sản phẩm TĂCN cạnh thuốc bảo vệ thực vật như trước. Hiện đơn vị đang tăng cường tần suất kiểm tra các sản phẩm TĂCN, nhất là những loại mới xuất hiện trên thị trường và sẽ lấy mẫu phân tích những lô bị nghi ngờ. Đồng thời xử lý nghiêm trường hợp bán hàng hết hạn sử dụng, hàng kém chất lượng theo quy định pháp luật.

Hiện nay, bên cạnh những cơ sở chấp hành tốt quy định kinh doanh vẫn có cơ sở chưa thực sự chú trọng tới công tác bảo quản, không đảm bảo điều kiện kho chứa làm ảnh hưởng chất lượng TĂCN. Một số lô hàng, đoàn kiểm tra phát hiện không đảm bảo tỷ lệ thành phần như ghi trên bao bì.

Trong trường hợp nghi ngờ chất lượng sản phẩm, đoàn sẽ lấy mẫu phân tích gửi về Trung tâm Khảo nghiệm TĂCN quốc gia kiểm tra, đánh giá. Riêng với những cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định sẽ đề nghị các đơn vị chức năng kiên quyết thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.


Có thể bạn quan tâm

An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững

Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…

10/10/2014
Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

10/10/2014
Heo Giống Hút Hàng Chưa Từng Có Heo Giống Hút Hàng Chưa Từng Có

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

10/10/2014
Hợp Tác Giữa Cục Chăn Nuôi Và Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Thế Giới Hợp Tác Giữa Cục Chăn Nuôi Và Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Thế Giới

Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.

10/10/2014
Thiếu Sân Phơi, Lò Sấy Lúa Thiếu Sân Phơi, Lò Sấy Lúa

Mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, gặp phải mưa nhiều, đa số lò sấy quá tải, muốn sấy được lúa phải đợi nhiều ngày mới đến lượt, trong khi đó lúa đã ướt, không được phơi, sấy kịp thời nên nảy mầm. Trước tình thế này, người dân không còn cách nào khác buộc phải bán lúa tươi với giá thấp.

10/10/2014