Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng.
Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.
Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng. Đối với cây màu, Tiền Giang quy hoạch khoảng 45.200 ha, tăng 2,2%/năm, năng suất đạt 17 tấn/ha, sản lượng 768.400 tấn.
Các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công là vùng sản xuất chính. Tổng vốn đầu tư khoảng 886,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 11,9 tỷ đồng, vay tín dụng hơn 303,6 tỷ đồng, vốn trong dân khoảng 550,7 tỷ đồng.
Đối với cây ăn trái phát triển 74.000 ha được trồng ở khu vực phía nam, vùng ngọt ven bắc QL 1A, huyện Tân Phước, phía đông QL 1A của huyện Châu Thành, QL 60 của TP Mỹ Tho đến biển Đông. Sản lượng dự kiến 1,3 triệu tấn/năm.
Đầu tư tái cơ cấu lần này là thực hiện theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết 4 nhà, ưu tiên cho sản xuất, bảo quản và kết nối thị trường…
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thị trường tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới bị “đóng băng”, hiện nay, thị trường tiêu thụ mặt hàng này đang ấm dần lên. Vui đấy, nhưng khi đơn đặt hàng tới tấp bay về thì đa số các DN chế biến gỗ XK ở Bình Định lại không đủ năng lực đáp ứng, đành tiếc nuối nhìn cơ hội trôi qua.

Theo đó, nhiều mặt hàng vật tư đầu vào trong nông nghiệp, đặc biệt mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã được Chính phủ kiến nghị QH điều chỉnh hủy bỏ về 0% thay vì mức 5% hiện nay.

Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.