Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm tựa tin cậy của nông dân

Điểm tựa tin cậy của nông dân
Ngày đăng: 11/09/2015

Những năm qua, nông dân huyện Châu Phú (An Giang) nói chung và xã Thạnh Mỹ Tây nói riêng, canh tác lúa theo tập quán cũ, lạc hậu, quy mô nhỏ, sản phẩm từng nông hộ cung cấp ra thị trường thường bị thương lái ép giá.

Chính vì vậy, tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành sau khi thành lập và đi vào hoạt động đã thực sự là điểm tựa tin cậy cho nông dân, góp phần đem lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập kinh tế hộ cho nông dân thuộc xã vùng trong này.

Trao đổi với chúng tôi, anh Đặng Vũ Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ Tây cho biết: “Để các hộ trồng lúa của xã có điều kiện trao đổi kinh nghiệm làm ăn, thị trường tiêu thụ nông sản được thuận lợi, vụ TĐ 2013, hội đã chọn ấp Ba Xưa và Bờ Dâu làm điểm thành lập tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành.

Bước đầu, hội đã khảo sát, điều tra tập quán SX, cơ cấu giống từng tiểu vùng, vận động hội viên nòng cốt, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện đi đầu nên đã tạo được sự đồng thuận cao.

Hội Nông dân và kỹ thuật viên nông nghiệp xã đã phối hợp chặt chẽ với Cty thu mua lúa cho bà con nông dân. Đồng thời tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ kịp thời cho nông dân nên người dân yên tâm SX, hiệu quả cao hơn so với trồng lúa theo tập quán cũ từ 10 - 20%”.

Ông Lê Quang Trọng, tổ phó tổ hợp tác cho biết: “Ngày mới thành lập tổ có 30 thành viên tham gia SX lúa trên diện tích 200 ha. Vào mùa vụ, tổ hợp tác sinh hoạt từ 2 - 3 lần để thông tin về lịch xuống giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng "1 phải, 5 giảm", tổ viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn; giải đáp thắc mắc về đầu ra sản phẩm, cách chăm sóc lúa.

Đến nay, tổ đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cty Lương thực An Giang, với diện tích 900 ha/năm, gồm các giống lúa OM 6976, AP 2010...”.

Theo nhiều nông dân, lúc chưa vào tổ hợp tác do thiếu liên kết với nhà doanh nghiệp nên đầu vụ SX họ phải vay tiền mua giống, vật tư nông nghiệp chịu lãi, đến khi thu hoạch bị tư thương ép giá, ép cả ngày thu hoạch, “cò lúa” dẫn thương lái đến mua xong rồi đề nghị cho nợ 1 tháng sau mới trả...

Vì vậy, thời gian tới nếu Hội Nông dân xã tìm được đối tác có uy tín thì tổ hợp tác sẽ được nâng lên thành hợp tác xã, quyền lợi nông dân được nâng lên, lợi nhuận sẽ cao hơn, đời sống sẽ ngày càng phát triển hơn.

Từ khi vào tổ hợp tác với Cty, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt, được cung cấp giống, thuốc BVTV theo hình thức trả chậm không tính lãi, thanh toán vào cuối vụ, được bao tiêu và thu mua theo giá thị trường tránh được rủi ro do bị thương lái ép giá.

Anh Trọng, người SX lúa với diện tích 4 ha tâm sự: “Tôi tham gia tổ hợp tác ngay từ những ngày đầu mới thành lập đến nay đã 6 vụ, Cty Lương thực An Giang đầu vụ họp thống nhất giống SX, liên kết với Cty Ngọc Tùng cung cấp phân bón, thuốc BVTV đến cuối vụ mới thanh toán không tính lãi; Ngân hàng Tiên Phong hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Cty thu mua lúa theo giá thị trường, thanh toán tiền mặt tại thời điểm thu mua nên không riêng gì tôi mà ai trong tổ này cũng phấn khởi. Tất cả diện tích của tôi điều ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Cty, mỗi vụ lợi nhuận khoảng 20% so với SX theo tập quán cũ, lãi gấp đôi”.

Cùng với niềm vui của ông Trọng, anh Dương Văn Dớn, còn phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ trồng 1,1 ha lúa OM 6976, thu nhập chẳng được là bao. Nhờ tham gia tổ hợp tác, tôi được Cty hướng dẫn kỹ thuật; giới thiệu mua phân bón, thuốc BVTV theo hình thức trả chậm không tính lãi, thanh toán vào cuối vụ; mua theo giá thị trường, có khi cao hơn bên ngoài 100 đ/kg.

Tôi yên tâm không lo bị ép giá. Nếu mô hình này còn thì tôi quyết ký hợp đồng để được ưu đãi”.

Có thể nói, tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành, xã Thạnh Mỹ Tây từ ngày ký kết hợp đồng với Cty Lương thực An Giang đến nay đã 6 vụ nhưng hai bên chưa bao giờ hủy hợp đồng mà thỏa thuận với nhau để cùng có lợi.

Nhiều bà con ngoài tổ xin được tham gia nhưng do kho bãi của Cty không đảm bảo thu mua khi thu hoạch tập trung đồng loạt.


Có thể bạn quan tâm

Từ Đặc Sản Quê Thành Thương Hiệu Nổi Tiếng Thế Giới Từ Đặc Sản Quê Thành Thương Hiệu Nổi Tiếng Thế Giới

Mang về giải thưởng uy tín cho sản phẩm tiêu Cùa “Chất lượng Quốc tế thế kỷ" (Century Quality Era - CQE Award) - Hạng Vàng cho Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị với sản phẩm tiêu Cùa của tổ chức Business Initiative Directions (BID - Tây Ban Nha) trao tặng.

07/05/2014
Mở Hướng Đi Mới Cho Cây Tỏi Lý Sơn Mở Hướng Đi Mới Cho Cây Tỏi Lý Sơn

Nghiên cứu thành công quy trình lên men tỏi tươi thành tỏi đen từ tỏi Lý Sơn của Học viện Quân y hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho cây tỏi nổi tiếng ở vùng đảo này.

07/05/2014
Vụ Lúa Hè Thu 2014 Nông Dân Tập Trung Xuống Giống Né Rầy Vụ Lúa Hè Thu 2014 Nông Dân Tập Trung Xuống Giống Né Rầy

Vào thời điểm này, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đã thu hoạch xong vụ lúa đông xuân và làm vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ vụ hè thu 2014. Để vụ lúa hè thu đạt hiệu quả cao, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xuống giống đúng lịch thời vụ, né rầy…

07/05/2014
Hàm Tân (Bình Thuận) Thất Bát Những Vườn Điều Lâu Năm Hàm Tân (Bình Thuận) Thất Bát Những Vườn Điều Lâu Năm

Mùa thu hoạch điều năm nay, đi qua những vườn điều lâu năm ở các xã, thị trấn trong huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cảm thấy vắng vẻ vô cùng, bởi một mùa điều gần như mất trắng.

07/05/2014
Niềm Vui Người Trồng Chè Niềm Vui Người Trồng Chè

Thời điểm này, người trồng chè ở huyện Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn (Nghệ An) đang vào mùa thu hoạch trong niềm phấn khởi. nụ cười người trồng chè ánh lên trên mỗi khuôn mặt, bởi chè búp tươi hiện nay được giá, tăng cao hơn nhiều so với năm trước...

07/05/2014