Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm Tắc Cải Lão Cà Phê Việt

Điểm Tắc Cải Lão Cà Phê Việt
Ngày đăng: 22/08/2014

Tại Hội nghị sơ kết tái canh cà phê do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên tổ chức mới đây, có những thông tin vừa mừng vừa lo.

Niên vụ 2013/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 1,32 triệu tấn cà phê, kim ngạch tới 2,75 tỷ USD. Song, cà phê Việt đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt đã qua tuổi “trung niên”, đang bước rất nhanh vào thời kỳ “lão niên”, nếu không sớm “cải lão hoàn đồng”, nguy cơ “xuống sức” đã nhãn tiền.

Hiện cả nước có trên 622.000ha cà phê, trong đó có 86.000ha cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi cần được tái canh cấp tốc, khoảng 140.000- 160.000ha cần tái canh trong 5- 10 năm tới, chưa kể 40.000ha dưới 20 tuổi nhưng đã có biểu hiện già cỗi, năng suất và chất lượng thấp.

Đó là những con số hết sức lo ngại cho cà phê- mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, đưa Việt Nam lên vị trí nhất nhì trong các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới.

Đáng lo hơn, việc tái canh cây cà phê đang diễn ra chậm chạp. Nguyên nhân đã được đưa ra mổ xẻ trên nhiều diễn đàn, hội nghị và tựu trung vì... nông dân. Nào là nông dân năng lực tài chính yếu, thiếu vốn, khó tiếp cận vốn ngân hàng vì lãi suất cao, nào là nông dân không mặn mà...

Vậy, doanh nghiệp đang ở đâu? Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thuộc hàng đẳng cấp cao đang đứng xa nhìn nông dân loay hoay với vườn cà phê già cỗi chăng? Vì sao từ năm 2012 đến nay, Tổng công ty Cà phê Việt Nam chỉ tái canh được trên 2.000ha cà phê, rất nhỏ nhoi? Vai trò của VICOFA như thế nào?

Có ý kiến cho rằng, đó là do vốn ngân hàng lãi suất cao, cơ chế vay ngặt nghèo, doanh nghiệp “sợ” vay. Thế nhưng, mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nhà băng đã dành 12.000 tỷ đồng để cho vay tái canh cây cà phê với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, thời hạn cho vay 3- 5 năm, thậm chí tới 5- 7 năm.

Khó nỗi, tiền đã sẵn sàng nhưng không cho vay nổi vì nhà băng “mù tịt” vùng nào được quy hoạch tái canh, trồng bằng giống gì, trồng xen canh cây gì để bảo đảm người trồng cà phê vẫn có thu nhập trong quá trình tái canh... Nhà băng đâu dám mạo hiểm tung tiền vào những nơi “u u minh minh”, để rồi ôm đống nợ xấu!

Có lẽ điểm tắc chính là sự “ảo mờ” 3 vấn đề: Quy hoạch, giống mới và công nghệ? Ai sẽ giải tỏa điểm tắc đó? Nếu cứ tranh luận trên bàn hội nghị mãi vẫn “đi mắc núi, về mắc sông”, số phận cà phê Việt những niên vụ tới sẽ ra sao?


Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phát huy lợi thế này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.

14/07/2015
Mô hình nuôi tôm không sên bùn mang lại hiệu quả cao Mô hình nuôi tôm không sên bùn mang lại hiệu quả cao

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

14/07/2015
NAFIQAD đã ủy quyền cho các cơ quan vùng cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm NAFIQAD đã ủy quyền cho các cơ quan vùng cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Sau 7 tháng gửi kiến nghị tới Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) kiến nghị sửa đổi quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, ngày 29/6/2015, NAFIQAD đã gửi Công văn số 1777/QLCL-CL1 tới Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ ủy quyền tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý kể từ ngày 02/7/2015.

14/07/2015
Dấu ấn chế biến xuất khẩu thủy sản Dấu ấn chế biến xuất khẩu thủy sản

Đi kèm với sản xuất giống, nuôi trồng, Tiền Giang hiện còn có rất nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô rất lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Đây là lợi thế không phải địa phương nào cũng có được.

14/07/2015
Sâu bệnh trên lúa Thu đông tăng mạnh Sâu bệnh trên lúa Thu đông tăng mạnh

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) xuống giống 7.300ha lúa Thu đông. Trong tuần qua sâu bệnh trên lúa tăng mạnh lên 842ha (tăng 371ha so tuần trước). Nhiều nhất là rầy nâu 332ha, đáng lo là bệnh đạo ôn lá tới 208ha, tăng gần gấp 4 lần so tuần trước.

14/07/2015