Điểm Sáng Dồn Điền Đổi Thửa

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là hướng đi đang được thôn Dương Đàn, xã Tam Dân triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Thôn Dương Đàn được chọn làm thôn điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Tam Dân Phú Ninh. Do vậy, một trong những yêu cầu đặt ra là quy hoạch vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, quy hoạch lại đồng ruộng.
Từ chủ trương của xã về công tác DĐĐT, thôn đã tổ chức họp, lấy ý kiến của người dân để tạo sự đồng thuận, ủng hộ chủ trương chung. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động được tiến hành thường xuyên, liên tục, bảo đảm đến được với mọi đối tượng để người dân hiểu, tự giác thực hiện.
Theo ông Võ Thám - Trưởng thôn, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh thôn Dương Đàn, khi mới triển khai công tác DĐĐT cũng gặp khó khăn như một số hộ chưa thấy được thuận lợi trong sản xuất, canh tác, chưa thấy được lợi ích lâu dài của việc hình thành cánh đồng lớn, sản xuất hàng hóa nông sản bằng cơ giới hóa...
Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền và sự gương mẫu của các đảng viên, người dân đã hiểu được lợi ích của việc DĐĐT, từ đó có sự đồng thuận cao và thôn đã hoàn thành xong việc DĐĐT vào năm 2012 để thúc đẩy sản xuất lúa hàng hóa.
Thong dong trên con đường bê tông liên thôn, ông Nguyễn Phước, Bí thư Chi bộ thôn Dương Đàn cho biết, vụ dưa đông xuân, thôn thu nhập gần 1 tỷ đồng. Chỉ đám đậu phụng được trồng đan xen cùng ruộng lúa xuân hè 2014, ông Phước bảo rằng trước đây chưa được đầu tư bê tông hóa 1km kênh mương nội đồng, người dân rất khó khăn về nước tưới, nay dù là đỉnh điểm của nắng hạn, thôn Dương Đàn vẫn đủ nước tưới cho đậu phụng, dưa...
Đồng thuận với chủ trương của chính quyền và được tập huấn các kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ đã thay đổi đầu tư sản xuất nhằm tăng thu nhập. Gia đình ông Huỳnh Văn Ba mạnh dạn đầu tư 1 máy gặt liên hợp, 2 máy cày, 1 máy gặt rẽ hàng để làm đất và thu hoạch lúa, góp phần giải phóng sức lao động cho người dân.
Nhờ sự thống nhất, đồng thuận, 3 năm qua, thôn Dương Đàn đã đưa vào quy hoạch DĐĐT 32ha; đầu tư hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu 20ha để sản xuất lúa giống TBR45 trong vụ đông xuân 2012-2013 và PC6 trong vụ đông xuân 2013-2014.
Từ kết quả DĐĐT gắn với quy hoạch sản xuất theo hướng hàng hóa nên giá trị thu được đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm, tăng 30 triệu đồng/ha/năm so với khi chưa thực hiện DĐĐT. Ông Võ Thám cho biết, khi bắt tay thực hiện DĐĐT, chi bộ đã chỉ đạo các hội đoàn thể phối hợp tuyên truyền tại 7 tổ đoàn kết và xây dựng phương án về DĐĐT gắn với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
“Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên năm 2012 chúng tôi đã DĐĐT xong diện tích 32ha được quy hoạch tại khu vực Đồng Vỏ và tổ 1. Mục tiêu của thôn là sau khi DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 thửa ruộng hoặc nhóm hộ chung nhau một thửa sản xuất cùng loại cây trồng với khối lượng lớn theo tiêu chí quy hoạch nông thôn mới; góp phần tăng giá trị thu nhập trên mỗi héc ta đất canh tác mà lâu nay người dân sản xuất cho thu nhập thấp”- ông Thám chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.

Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk góp 95% vốn) vừa triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với hơn 2.490ha đất xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.

Anh Chu Văn Thủy (trú tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), là ngư dân bắt được con cá lạ cho biết: “Vào khoảng 11 giờ 45 vào trưa ngày 31-10, trong lúc đang kéo lưới đánh cá ngoài khơi cách xã Kỳ Lợi chừng 4 hải lý thì thấy một vật nặng mắc vào lưới, khi kéo lên mới phát hiện vật nặng đó là một con cá rất to và lạ. Lần đầu tiên tôi thấy con cá lạ thế này nên tôi đã báo về cho gia đình tập trung ngư dân trong xã ra bắt. Sau 2 giờ vật lộn mới đưa được cá vào bờ”.

Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.

Không tốn đất mà thu nhập lại cao - đó là ưu thế của cây rau thơm được nhiều hộ dân ở thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) lựa chọn sản xuất.