Điểm sáng bán hàng Việt tại Bình Phước

Với những kết quả ban đầu đạt được Bình Phước được xem là "điểm sáng" trong việc thực hiện chương trình.
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước - cho biết điểm bán hàng Việt được tổ chức với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phổ biến sâu rộng đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng đắn về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
Đây là chương trình đầu tiên do Sở Công Thương Bình Phước tổ chức trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2014 - 2020, đồng thời là cơ hội để nhà sản xuất trong nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn cho hàng Việt.
Theo đó, nhà phân phối Bảo Châu - địa chỉ tại số 451 QL14 - phường Tân Bình - thị xã Đồng Xoài vinh dự được Sở Công Thương lựa chọn xây dựng mô hình điểm bán hàng Việt đầu tiên tại Bình Phước.
Ấn tượng đầu tiên đối với điểm bán hàng hàng Việt này là vị trí đắc địa, nằm ngay trung tâm thị xã, bày trí như một cửa hàng tiện ích hiện đại, có máy lạnh, máy tính tiền bằng mã hàng với 1500 mặt hàng (99% xuất xứ là hàng Việt) được trưng bày khoa học, bắt mắt trên các quầy kệ.
Đặc biệt nhận diện “Điểm bán hàng Việt” rất rõ ràng, tạo ấn tượng, thu hút người tiêu dùng.
Ở vị trí đẹp nhất của cửa hàng là nơi bày bán các sản phẩm đặc sản của Bình Phước như hạt điều các loại, cà phê…
Chủ nhà phân phối Bảo Châu - bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ cho biết hàng Việt Nam không kém gì về sự đa dạng mẫu mã lẫn chất lượng so với hàng ngoại vì thế phần đông người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng đều chọn hàng Việt.
Trở thành “Điểm bán hàng Việt” đầu tiên của tỉnh Bình Phước, trung bình hàng ngày doanh số của cửa hàng đạt từ 18-20 triệu đồng.
Bà Lệ cho biết thêm việc tính toán tiết giảm được các chi phí nền như thuê mặt bằng, nhân công, cộng với chiết khấu bán hàng nhận được từ các nhà cung cấp, thực hiện các chương trình khuyến mãi… đã giúp cửa hàng linh động đưa ra giá bán các mặt hàng hợp lý, cam kết rẻ hơn thị trường chung vì thế thu hút được người tiêu dùng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho hàng Việt.
Ba điểm nhấn mang lại kết quả tốt cho việc triển khai điểm bán hàng Việt tại Bình Phước đó là địa điểm (đông dân cư, nhiều người qua lại), hàng hóa đảm bảo là hàng Việt và đặc biệt là sự đồng thuận của cơ sở kinh doanh khi triển khai thực hiện các chủ trương chung của chương trình.
Để tiếp tục nhân rộng kết quả từ điểm bán hàng Việt này, theo ông Hiếu, Sở Công Thương tỉnh sẽ thường xuyên tham vấn cách tổ chức của Vụ Thị trường trong nước, chú trọng công tác truyền thông để người tiêu dùng nhận biết dễ dàng, đồng thời kết nối được nhà sản xuất và nhà phân phối.
Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cũng kiến nghị nâng mức hỗ trợ cho điểm bán hàng, phát triển mô hình này đến các điểm sản xuất, phân phối trên địa bàn ở diện rộng hơn nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho hàng Việt.
Đánh giá về kết quả triển khai mô hình điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh Bình Phước, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - cho biết việc lựa chọn địa điểm tốt, tổ chức điểm bán hàng bài bản, có sức mua cao… điểm bán hàng Việt của Bình Phước được xem là một "điểm sáng" của chương trình.
Về nguồn vốn hỗ trợ cần nhiều hơn bà Nga ghi nhận, tuy nhiên theo bà Nga nguồn vốn hỗ trợ này giống như "nguồn vốn mồi" cho chương trình và cần có sự tham gia thêm từ nguồn xã hội hóa, các DN...để phát triển chương trình mạnh mẽ hơn tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.

Nhiều DN đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn lưu kho đợi giá tăng mới bán thì nhiều rủi ro

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.