Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Chú rất thành công trong mô hình này, đặc biệt điểm riêng trong cách nuôi của chú Bảy Tạo là đầu tiên thả vào đáy bễ nuôi được xây bằng xi măng các bã của cây bắp rồi sau đó thả lươn giống vào nuôi. Ngoài ra, phía trên mặt bễ chú còn trồng thêm rau hổ để kiếm thêm thu nhập.
Với mô hình đó cùng với vốn kinh nghiệm nuôi lươn nhiều năm, mô hình nuôi của chú phát triển rất là tốt. Sau thời gian 10 tháng nuôi, 17 bể nuôi lươn của chú đã thu hoạch. Trung bình mỗi bễ nuôi thu hoạch được khoảng 1.000 con lươn, hiện nay, đối với lươn loại nhất trọng lượng khoảng 350gam có giá bán là 126.000 đồng/kg, loại nhì có trọng lượng từ 200 đến 250gam có giá bán là 113.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, Chú lợi nhuận được trên 220 triệu đồng.
Việc nuôi lươn theo cách của chú Bảy Tạo vừa tận dụng được diện tích nuôi, dễ chăm sóc theo dõi lươn, quản lý nguồn thức ăn và dịch bệnh. Do vậy, số lượng lươn hao hụt do dịch bệnh là không đáng kể. Chú cho biết, nếu chọn kỹ về con giống, thức ăn cho lươn phong phú, giữ gìn môi trường nuôi trong sạch và thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc lươn sinh sản thì mô hình này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn

Kinh tế thời hưng thịnh, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN) là nghề kiếm được “lãi khủng”. Nay, kinh tế khó khăn, ngành kinh doanh này phải chật vật, cạnh tranh với nhau bằng nhiều chiêu thức để tồn tại.