Diêm Dân Chuyển Hướng Sản Xuất Muối Trải Bạt

Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).
Theo thống kê của Hội Nông dân xã Lý Nhơn, đến nay tại xã có khoảng 600ha muối được sản xuất theo hình thức muối trải bạt, chiếm 80% diện tích muối trên địa bàn xã. Hình thức sản xuất này đã và đang mang lại kết quả tốt cho các diêm dân.
Ông Phạm Văn Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, diện tích muối trải bạt tại xã tăng nhanh, nếu như năm 2013 chỉ gần 400ha thì đầu năm 2014 đã tăng lên hơn 600ha. Hiện các ruộng muối đang trong thời kỳ thu hoạch, năng suất cao hơn và giá muối bán ra thị trường cũng cao hơn loại sản xuất theo hình thức thông thường.
Nói về hiệu quả của sản xuất muối trải bạt, diêm dân Dương Minh Hoàng ở ấp Lý Thái Bửu cho biết, so với muối truyền thống, muối trải bạt năng suất cao hơn từ 15 - 20 tấn/ha. Ruộng muối sau khi dẫn nước vào thì khoảng 1 tuần có thể thu hoạch được, còn sản xuất thông thường thì mất phải ít nhất 10 ngày.
Theo nhiều diêm dân tại đây, việc sản xuất theo phương pháp trải bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi việc đầu tư bạt để trải thì không mất nhiều tiền, mà còn được thành phố hỗ trợ vốn vay để thực hiện. Sau mỗi vụ thu hoạch, bạt được thu về và dùng cho từ 3 – 5 vụ tiếp theo. Đặc biệt, muối thu về rất sạch sẽ nên giá cao hơn sản xuất muối đất, thương lái đến tận nơi để thu mua, không lo về đầu ra.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, phương pháp sản xuất muối trải bạt có chi phí cao hơn sản xuất muối thông thường gần 50%, nhưng hiệu quả thì vượt trội. Muối có độ trắng cao, sạch hơn và có độ mặn cao hơn, thể hiện qua chỉ tiêu tạp chất không tan hết sức nhỏ và hàm lượng NaCl cao hơn. Năng suất tăng hơn từ 1,2 - 1,7 lần và giá bán cao hơn 10 - 20% so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Hiện nay UBND huyện Cần Giờ đang khuyến khích diêm dân chuyển đổi hình thức sản xuất muối truyền thống sang muối trải bạt nhằm tăng thu nhập, cũng như phát triển làng nghề muối truyền thống của huyện.
Để phát triển mô hình này, các hộ sản xuất muối được ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn mua bạt trong thời hạn 3 năm. Tùy theo diện tích sản xuất muối mà diêm dân được hỗ trợ các mức vay vốn sản xuất khác nhau để yên tâm đầu tư sản xuất. Chính vì vậy các diêm dân tại xã Lý Nhơn nói riêng và tại huyện Cần Giờ nói chung đang khá “kết” phương pháp sản xuất muối này.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/10, tại ấp Kinh Ranh, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, Dự án MAM thuộc tổ chức phát triển Hà Lan tổng kết đề tài nghiên cứu cải thiện kỹ thuật nuôi tôm cho mô hình tôm – rừng kết hợp tại Cà Mau.

Ngày 8/10, tại Nhà khách Tây Nam (TP.Cần Thơ), Hiệp hội cá tra tổ chức họp báo về tình hình xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm 2015 và giới thiệu chương trình khởi động dự án thương mại điện tử ngành cá.

Không phải tới khi kết quả đàm phán Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi đến hồi kết hôm 5/10 vừa qua thì sự “cáo chung” của ngành chăn nuôi mới được đề cập tới.

Các mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm đều dương tính với virus cúm A/H5N6.
Sau một thời gian giảm xuống mức thấp, từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2015, giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tăng trở lại khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trong một vài ngày qua giá heo hơi đột ngột quay đầu giảm trở lại từ 1.000 - 1.500 đồng/kg.