Dịch tai xanh gây thiệt hại nặng nề

Dịch tai xanh đang tấn công đàn lợn tại xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên, Nghệ An) khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề.
Tiêu hủy lợn bị nhiễm dịch tai xanh.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện trên đàn lợn của gia đình chị Trần Thị Hà (trú xóm 8, xã Hưng Mỹ) với các triệu chứng: bỏ ăn, sốt cao.
Bà Hà mua thuốc về tiêm cho đàn lợn nhưng không có kết quả nên báo chính quyền địa phương. “Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm cho thấy, đàn lợn bị dịch heo tai xanh.
Chúng tôi đã bàn giao 31 con lợn để cơ quan chức năng tiêu hủy.
Bao công sức, tiền của bỗng chốc đội nón ra đi hết.
Dịch bệnh quái ác này đã cướp của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng”, bà Hà buồn bã nói.
Gia đình anh Trần Văn Châu (xóm 4B, xã Hưng Mỹ) cũng phải tiêu hủy 18 con lợn chuẩn bị xuất chuồng.
“Dịch bệnh khiến tôi mất trắng cả lứa lợn.
5 con lợn còn lại chưa có biểu hiện dịch đã được tiêm phòng vắc xin nhưng tôi thấp thỏm đứng ngồi không yên.
Nếu chúng tiếp tục mắc bệnh nữa, gia đình tôi không biết sống ra sao đây”, anh Châu chán nản.
Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 3 xóm thuộc xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên) và có gần 200 con lợn bị phải tiêu hủy.
Chi cục thú y đã cấp 2.000 liều vắc xin, 260 lít hóa chất Bencocid và 5 máy phun thuốc động cơ cho người dân để khống chế dịch.
Hơn 1.100 con lợn trên địa bàn xã Hưng Mỹ đã được tiêm vắc xin. Ông Nguyễn Như Mai, Chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ cho biết, để phòng ngừa dịch lịch lây lan, địa phương đã mua 2 tấn vôi bột rải ở các ngả đường và cung cấp cho người dân rắc xung quanh khu vực chuồng trại.
“Chúng tôi đã lập 4 chốt chặn, cắt cử người trực 24/24 giờ, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra vào vùng dịch”, ông Mai nói.
Có thể bạn quan tâm

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

Mùa bắt tôm hùm giống đã vào chính vụ từ hơn 2 tháng nay, nhưng lượng tôm giống bắt được ít hơn so với mọi năm. Việc khan hiếm tôm hùm giống không chỉ là nỗi buồn của những ngư dân làm nghề săn tôm hùm giống, mà còn gây không ít khó khăn cho những người nuôi loài đặc sản này…

Với giá bán hiện nay, được khoảng 24 triệu đồng. Nếu trừ chi phí: giống, tiền cày, tiền công thu hoạch, máy bung bắp... hết 13 triệu đồng thì số còn lại xem như đủ tiền công của hai vợ chồng làm gần 4 tháng. Điều may cho anh Ngọc là đất của anh được miễn 100% thủy lợi phí nên chưa tới phải lỗ trong vụ bắp này.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), hai cây trồng chủ lực của huyện là bưởi và xoài đang phát triển nhanh về diện tích.