Dịch tai xanh gây thiệt hại nặng nề

Dịch tai xanh đang tấn công đàn lợn tại xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên, Nghệ An) khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề.
Tiêu hủy lợn bị nhiễm dịch tai xanh.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện trên đàn lợn của gia đình chị Trần Thị Hà (trú xóm 8, xã Hưng Mỹ) với các triệu chứng: bỏ ăn, sốt cao.
Bà Hà mua thuốc về tiêm cho đàn lợn nhưng không có kết quả nên báo chính quyền địa phương. “Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm cho thấy, đàn lợn bị dịch heo tai xanh.
Chúng tôi đã bàn giao 31 con lợn để cơ quan chức năng tiêu hủy.
Bao công sức, tiền của bỗng chốc đội nón ra đi hết.
Dịch bệnh quái ác này đã cướp của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng”, bà Hà buồn bã nói.
Gia đình anh Trần Văn Châu (xóm 4B, xã Hưng Mỹ) cũng phải tiêu hủy 18 con lợn chuẩn bị xuất chuồng.
“Dịch bệnh khiến tôi mất trắng cả lứa lợn.
5 con lợn còn lại chưa có biểu hiện dịch đã được tiêm phòng vắc xin nhưng tôi thấp thỏm đứng ngồi không yên.
Nếu chúng tiếp tục mắc bệnh nữa, gia đình tôi không biết sống ra sao đây”, anh Châu chán nản.
Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 3 xóm thuộc xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên) và có gần 200 con lợn bị phải tiêu hủy.
Chi cục thú y đã cấp 2.000 liều vắc xin, 260 lít hóa chất Bencocid và 5 máy phun thuốc động cơ cho người dân để khống chế dịch.
Hơn 1.100 con lợn trên địa bàn xã Hưng Mỹ đã được tiêm vắc xin. Ông Nguyễn Như Mai, Chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ cho biết, để phòng ngừa dịch lịch lây lan, địa phương đã mua 2 tấn vôi bột rải ở các ngả đường và cung cấp cho người dân rắc xung quanh khu vực chuồng trại.
“Chúng tôi đã lập 4 chốt chặn, cắt cử người trực 24/24 giờ, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra vào vùng dịch”, ông Mai nói.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNN về việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta- Aginist tại các cơ sở chăn nuôi năm 2015, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp được sử dụng, kiểm tra tồn dư các chất cấm thuộc nhóm Beta-Aginist tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

Ngày 1-7, Cục Thú y cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 Công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam Bộ để nuôi làm giống (từ 11 đến 35 nghìn con/mỗi lô).

Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP Hà Nội đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha.
Mưa kèm theo gió lớn hồi tuần qua làm nhiều ruộng lúa Hè Thu đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã. Không chỉ ảnh hưởng năng suất, chất lượng mà giá bán cũng giảm theo. Nhiều nơi thương lái kỳ kèo, bỏ cọc, hạ giá mua lúa.
Tổng diện tích đất lúa trên toàn huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là khoảng 9.000 ha nhưng diện tích thực thụ có cây lúa chỉ khoảng 2.300 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn các loại cây trồng khác đang “sống nhờ” trên đất lúa, trong đó có cây nhãn và cao su.