Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam

Ngày 18.2, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại Quảng Nam.
Các ổ dịch được phát hiện trên đàn lợn của các hộ dân thuộc 14 xã các huyện Quế Sơn, Nông Sơn và Đại Lộc. Cục Thú y cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này tiếp tục tái phát và lây lan ra diện rộng là rất cao.
Cũng trong ngày 18.2, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp. Ngành Nông nghiệp đã xuất hơn 17 nghìn liều vắc-xin tai xanh dự trữ để tiêm phòng bao vây các ổ dịch và gần 2 nghìn lít hóa chất sát trùng để tiêu độc khử trùng môi trường.
Dịch bệnh tai xanh xảy ra từ ngày 25.1 tại xã Quế Phú, sau đó lan sang các xã khác của huyện Quế Sơn. Đến nay đã có 14 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc có lợn bị nhiễm tai xanh ở 735 hộ thuộc 92 thôn. Số lợn chết và tiêu hủy bắt buộc là 348 con. Ngoài ra tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình cũng có hiện tượng lợn bị bệnh hàng loạt điều trị không dứt, trong đó nhiều con đã chết. Cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Đoàn chuyên gia nông nghiệp Mỹ vừa có chuyến khảo sát, đánh giá về tình hình trồng mắc ca tại Tây Nguyên, theo đề án phát triển mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam…

Theo ước tính, mỗi năm ngành chè Việt Nam tự làm mình thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Sử dụng thuốc BVTV chưa an toàn là một trong những nguyên nhân mang tính cốt tử, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này.

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.