Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam

Ngày 18.2, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại Quảng Nam.
Các ổ dịch được phát hiện trên đàn lợn của các hộ dân thuộc 14 xã các huyện Quế Sơn, Nông Sơn và Đại Lộc. Cục Thú y cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này tiếp tục tái phát và lây lan ra diện rộng là rất cao.
Cũng trong ngày 18.2, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp. Ngành Nông nghiệp đã xuất hơn 17 nghìn liều vắc-xin tai xanh dự trữ để tiêm phòng bao vây các ổ dịch và gần 2 nghìn lít hóa chất sát trùng để tiêu độc khử trùng môi trường.
Dịch bệnh tai xanh xảy ra từ ngày 25.1 tại xã Quế Phú, sau đó lan sang các xã khác của huyện Quế Sơn. Đến nay đã có 14 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc có lợn bị nhiễm tai xanh ở 735 hộ thuộc 92 thôn. Số lợn chết và tiêu hủy bắt buộc là 348 con. Ngoài ra tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình cũng có hiện tượng lợn bị bệnh hàng loạt điều trị không dứt, trong đó nhiều con đã chết. Cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.