Cây ớt hàng hóa ở Tân Lập Sơn La

Bà con xã Tân Lập thu hái ớt.
Ông Trần Bá Mẫn, tiểu khu 34 là người đầu tiên đưa giống ớt lai về trồng tại Tân Lập. Ông cho biết:
Gia đình tôi có mảnh đất rộng 2.500m2 thường bỏ không hoặc trồng ngô nhưng năng suất thấp. Năm 2013, nhờ có người mách trồng cây ớt lai, tôi đã mua giống về trồng thử.
Vụ đầu tiên chưa có kinh nghiệm chăm sóc, cây hay bị sâu bệnh nhưng vẫn hiệu quả hơn so với trồng ngô. Những vụ sau, vừa trồng vừa đi các tỉnh khác để học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên cây phát triển tốt hơn, cho quả đều và sai. Mỗi vụ tôi trồng khoảng 4.000 cây ớt, thu hơn 50 triệu đồng.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng mới này, nhiều hộ dân trong xã đã học tập trồng theo và được gia đình ông Mẫn nhiệt tình hướng dẫn về kỹ thuật; đồng thời, ông Mẫn còn nhận cung cấp giống cho bà con.
Hiện tại, Đội 34 và Đội 9 là nơi trồng nhiều ớt nhất của xã Tân Lập.
Khu vực này tiện đường giao thông, bà con tiếp cận khá nhanh với các giống cây trồng mới. 2 năm gần đây, ớt là một trong những loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con bên cạnh các loại cây trồng truyền thống như: ngô, su su, chè.
Nhiều hộ có thu nhập cao từ trồng ớt, như hộ các bà: Đoàn Thị Thúy (tiểu khu 34), Hà Thị Dung (tiểu khu 9), mỗi vụ trồng 5.000 - 6.000 cây ớt lai, thu nhập hơn 70 triệu/vụ... Tại các bản khác như: Phiêng Đón, bản Dọi, bản Hoa... bà con còn trồng ớt dưới gốc mận để tận dụng diện tích đất. Bà Lý Thị Hiền, bản Phiêng Đón chia sẻ:
Sau khi thu hoạch mận hậu, gia đình tôi bắt tay vào phát cỏ dưới gốc mận, rải phân chuồng để trồng gần 1.000 cây ớt lai. Ớt trồng cuối tháng 5 thì đến tháng 8 bắt đầu cho thu hoạch.
Giống ớt được trồng tại đây chủ yếu là ớt lai F1 thiên kim và ớt lai hai mũi tên đỏ. Kỹ thuật trồng loại cây này không quá phức tạp nhưng cần sự tỉ mỉ do trồng ớt phải qua hai giai đoạn: gieo hạt và cấy cây con. Ớt chỉ thích hợp với phân chuồng hoai mục và mẫn cảm với các loại chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.
Do vậy, trồng ớt tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian sinh trưởng của cây ớt là 3 tháng, ngắn hơn so với ngô.
Ớt trồng được từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch, trồng được 2 vụ trong năm và có thể trồng gối vụ với các loại cây nông nghiệp khác.
Hiện tại, ớt lai có giá 20.000 - 22.000 đồng/kg. Theo những người có kinh nghiệm trồng ớt tại đây, cây ớt lai nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật và trồng vào vụ xuân hè thì năng suất có thể đạt 2kg/cây, cho thu hoạch gần 30 tấn/ha.
Ông Lèo Văn Pâng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập trao đổi: Hiện tại, toàn xã có hơn 10 ha ớt lai, được trồng nhiều ở tiểu khu 34, tiểu khu 9, bản Dọi 1.
Do đầu năm nắng hạn kéo dài nên diện tích trồng ớt lai giảm nhiều so với năm ngoái.
Đây là giống cây trồng còn khá mới với bà con, nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây nông nghiệp khác đã từng được trồng tại địa phương nên xã chủ trương khuyến khích bà con tiếp tục mở rộng diện tích.
Với những hiệu quả bước đầu mang lại, cây ớt lai đã và đang giúp bà con xã Tân Lập có hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.