Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh.
Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.
Dịch bệnh xuất hiện tại các địa phương thuộc các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà.
Nơi xảy ra ổ dịch mới tại huyện Gio Linh là vùng rừng núi, vùng đồng bào dân tộc với phương thức canh tác thả rông trâu, bò bừa bãi khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát.
Trước đó, vào ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã công bố dịch lở mồm long móng gia súc tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.
Ngay sau khi phát hiện, các ngành chức năng và địa phương đã tập trung bao vây, khống chế dịch. Ngày 29/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã trích dự phòng ngân sách tỉnh năm 2013 gần 584 triệu đồng cấp cho Chi cục Thú y tỉnh để triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thú y đã tiêm phòng 15.000 liều vaccine, 6 tấn hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi và nhà ở, 100 lít xanh methylen về pha khử trùng cho trâu bò bị bệnh điều trị tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ cấp 2.000 liều vaccine cho Quảng Trị để tiêm phòng cho số trâu bò còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.