Kiến Nghị Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp Cao Su

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) vừa gửi văn bản đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ánh tình hình khó khăn của xuất khẩu cao su thiên nhiên trong những tháng đầu năm 2014, đồng thời kiến nghị giải pháp hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Theo VRA, chính sách thuế xuất khẩu hiện nay làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận khi giá bán gần sát với giá thành. Chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) gây vướng mắc trong quá trình kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Qua tình hình xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm, dự báo cả năm 2014 chỉ có thể xuất khẩu được khoảng 1 triệu tấn, giảm 7% - 10% về lượng, nhưng kim ngạch xuất khẩu có thể giảm mạnh đến 25% - 30%, ước đạt khoảng 1,8-2 tỷ USD.
Trước những vướng mắc tồn tại trên, VRA kiến nghị với các bộ-ngành áp dụng chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng mủ cao su sơ chế như những nông sản khác, không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT trong khâu kinh doanh, thương mại, và thuế GTGT đầu vào của các doanh nghiệp cao su cung cấp mặt hàng mủ cao su sơ chế được khấu trừ toàn bộ.
Đưa thuế xuất khẩu cao su trở lại mức thuế suất 0% nhằm giúp doanh nghiệp cao su Việt Nam tăng tính cạnh tranh về giá so với các nước khác trong giai đoạn giá đang ở mức rất thấp, gần sát với giá thành, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích cực đa dạng hóa sản phẩm và tìm cách tăng thị phần, mở rộng nguồn khách hàng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.