Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?

Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?
Ngày đăng: 24/02/2012

Trên cây có múi ở ĐBSCL, loài gây hại trên trái phổ biến là sâu đục vỏ trái và các loài bướm chích hút trái cam. Đối với hai loài dịch hại trên, nhà vườn đã có kinh nghiệm quản lý nên thiệt hại không đáng kể.

Từ tháng 10/2011 đến nay, xuất hiện một loại sâu mới gây hại trên trái cây có múi. Khi mới xuất hiện chúng gây thiệt hại rải rác, không đáng kể. Tuy nhiên, loài sâu mới này mật số tăng, lây lan nhanh ở hai xã Ba Trinh và Xuân Hòa, có vườn thiệt hại  đến 70% năng suất, vì chưa tìm ra cách phòng trừ hiệu quả.
Sâu mới nở có màu cam hồng, sâu đẫy sức có màu nâu hồng. Sâu bắt đầu gây hại khi trái bưởi đạt kích thước bằng nắm tay đến lúc thu hoạch; trên cam, sâu gây hại khi đậu trái khoảng 1,5 tháng trở đi. Sâu đục các đường hầm vào vỏ trái rồi ăn dần vào trong múi. Sâu thải phân ra ngoài qua các đường đục. Vết đục của sâu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập làm trái bị thối và rụng.
Đặc điểm hình thái và cách gây hại của loài sâu hại mới này rất giống với loài sâu đục trái (hại cam, quýt). Phòng NN- PTNT huyện Kế Sách đang gửi mẫu nhờ PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV Trường Đại học Cần Thơ "giải mã".
Trong khi chờ đợi các nghiên cứu về đối tượng dịch hại mới này và quy trình phòng trừ từ các nhà khoa học, các nhà vườn thực hiện một số biện pháp phòng trừ như sau: Vệ sinh vườn thật kỹ (làm sạch cỏ để hạn chế nơi sâu làm nhộng, thu gom và hủy trái bị sâu để diệt sâu). Định kỳ tưới tràn ngập vườn trong nửa ngày để diệt nhộng. Bao trái sau khi trái đậu khoảng 1 tháng. Phun các loại thuốc có khả năng thấm sâu tốt: Fenobucarb + Phenthoate và Dimethoate + Esfenvalerate khi sâu mới xuất hiện. Chú ý phải bảo đảm thời gian cách ly của từng loại thuốc để bảo đảm VSATTP.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014
Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

28/10/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

28/10/2014
Anh Tuấn Anh Tuấn "Cá Bống"

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

28/10/2014