Dịch gia súc, gia cầm lan rộng

Cụ thể tính đến ngày 26/10, cả nước đã có 6 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) tại 6 huyện của 5 tỉnh chưa qua 21 ngày bao gồm Lai Châu, Kon Tum, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định.
Các ổ dịch đa số xảy ra nhỏ lẻ, chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi chưa được tiêm phòng vacxin CGC.
Đối với bệnh LMLM trên trâu bò, cả nước đã xảy ra 8 ổ dịch tại 6 huyện của 5 tỉnh chưa qua 21 ngày, bao gồm Phú Yên, Đắk Nông, Yên Bái, Tiền Giang và Ninh Thuận.
Dịch tai xanh trên lợn cũng đang xảy ra 7 ổ dịch tại 6 huyện của 4 tỉnh gồm Tiền Giang, Hà Tĩnh, Sóc Trăng và Nghệ An.
Trong đó, tỉnh Sóc Trăng dịch mới bùng phát mạnh ra 4 ổ dịch tại các huyện Long Phú, TP Sóc Trăng và huyện Châu Thành.
Hầu hết các đàn lợn mắc bệnh đều chưa được tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh.
Cục Thú y nhận định, căn cứ vào tình hình dịch tai xanh trong thời gian gần đây, có thể thấy virus tai xanh đang tiềm ẩn trong đàn lợn ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, việc dịch tai xanh mới xảy ra trong thời gian khoảng hơn 1 tháng gần đây tại Campuchia, trong đó có 3 tỉnh có đường biên giới với Việt Nam cũng cho thấy nguy cơ dịch có xu hướng xảy ra trở lại rất nguy hiểm tại ĐBSCL.
Đối với dịch CGC, Cục Thú y cho biết, do hiện đang là mùa mưa lũ ở các tỉnh phía Nam, thời tiết chuyển mùa ở các tỉnh phía Bắc nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn và thông báo của Cục Thú y về tình hình lưu hành chủng virus CGC để sử dụng các loại vacxin phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.