Dịch Bệnh Trên Tôm Gia Tăng

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối với tôm nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh.
Theo đánh giá ban đầu của ngành chức năng, yếu tố thời tiết và môi trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tiếp diễn. Không khí lạnh kèm với những cơn mưa trái mùa và triều cường làm môi trường nuôi bị biến động mạnh. Bên cạnh đó, khi tôm bị bệnh chết, người nuôi tự ý xả thải ra sông rạch khiến cho môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm nặng làm cho vi rút gây bệnh trên tôm phát triển và lây lan nhanh.
Ngành chức năng khuyến cáo tạm ngưng thả giống đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, do trong thời gian tới tình hình thời tiết vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp gây bất lợi cho tôm nuôi. Người dân nên thả giống vào thời điểm trung tuần tháng 2 đến hết tháng 5 dương lịch khi tình hình thời tiết ổn định, môi trường nuôi được cải thiện trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cấp bách, mang tính tạm thời vì muốn tiêu thụ hàng chục nghìn tấn sản phẩm này cần phải có những phương án bao tiêu dài hơi và căn cơ hơn.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả” tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn).

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.

Sáng 19-4, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khởi công Trung tâm Giống hươu Việt Nam tại huyện Hương Sơn. Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50 ha thuộc hai xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh, trong đó: giai đoạn 1 (2015 - 2016) xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, với tổng đàn 1.000 con hươu giống; giai đoạn 2 (2016 - 2017) mở rộng khoảng 30 ha với khoảng 5.000 đến 10.000 con, gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình.

Gắn bó với nghề chăn nuôi gà từ những ngày đầu khi mới lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, giờ đây anh Lê Văn Sỉ (38 tuổi, ngụ xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành chủ nhân của gia trại nuôi gà nòi Bến Tre. Mỗi năm, gia trại này cho anh Sỉ lợi nhuận trên 300 triệu đồng.