Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân
Ngày đăng: 03/09/2015

Gia đình anh Biểu vốn thuộc diện hộ nghèo nhưng mấy năm trước cũng cố vay mượn tiền để đầu tư trồng 350 trụ tiêu. Vụ hồ tiêu 2013 - 2014, gia đình anh thu về được 1,5 tấn. Những tưởng vườn hồ tiêu sẽ tiếp tục giúp gia đình thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế nhưng vụ vừa rồi, anh chỉ thu về vỏn vẹn chưa được 5 tạ hạt do nhiều cây bị bệnh và chết.

Vay mượn gần 80 triệu đồng để mua giống, trụ, phân bón đầu tư chăm sóc 5 năm trời nhưng hiện nay, vườn tiêu của nhà anh đang chết gần hết.

Anh Biểu xót xa cho biết: “Hiện vườn tiêu của gia đình đã chết gần hết, chỉ còn 100 cây nữa nhưng chắc rồi cũng sẽ bị chết. Khi mới phát hiện vườn tiêu có dấu hiệu vàng lá, một vài cây bị héo thì tôi đã đến các tiệm thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua các loại thuốc về cứu vườn nhưng không được”.

Còn anh Đàm Văn Hào, ở thôn 4, xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cũng thuộc diện cận nghèo thì than thở: Thấy bà con trong xã trồng tiêu để phát triển kinh tế, mấy năm trước, gia đình tôi cũng vay mượn cả trăm triệu đồng đầu tư trồng được 600 trụ tiêu.

Năm vừa rồi, tôi mới thu bói được 3 tạ hạt nhưng hiện nay vườn tiêu đã bị bệnh chết gần 400 trụ do bị bệnh chết nhanh và số còn lại cũng có dấu hiệu nhiễm bệnh. Cây tiêu bị bệnh chết rất nhanh, sáng sớm còn thấy xanh tươi nhưng trưa đã thấy cành, lá rũ xuống hết rồi và vài ngày sau là tàn.

Tôi cũng đã học hỏi kinh nghiệm của nhiều hộ dân và các chủ tiệm thuốc nhưng không cứu được vườn tiêu. Năm nay, tôi đành phải nhổ trụ những cây đã chết để trồng cà phê. Vườn tiêu đã chết nhưng anh Hào vẫn đang phải “ôm nợ” và không biết cuối năm nay lấy gì để trả.

Anh Đàm Văn Hào, ở thôn 4, xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đang lâm vào cảnh nợ nần khi vườn tiêu chưa thu hồi vốn đã chết khô

Rủi ro cao, đó là nhận định của bất kỳ người dân nào khi đầu tư vốn liếng vào trồng hồ tiêu. Không chỉ người nghèo mà các gia đình có kinh tế khá giả cũng đang “khóc” vì hồ tiêu bị bệnh.

Hộ chị Nguyễn Thị Hằng ở xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) thì đã 2 lần thất bại trong trồng hồ tiêu. Mấy năm trước, gia đình chị đã đầu tư 200 triệu đồng trồng tiêu nhưng hơn 2 ha của gia đình mới cho thu hoạch được vụ đầu thì sang năm sau bị bệnh chết nhanh, chết chậm phải phá bỏ hết cả vườn tiêu.

Nhưng với hy vọng cây tiêu sẽ giúp gia đình hồi phục kinh tế nên sau đó chị Hằng lại đầu tư trồng mới 1 ha. Thế nhưng, sau 3 - 4 năm chăm sóc, bây giờ hơn 1.500 trụ hồ tiêu của gia đình cũng đang bị bệnh chết nhanh, chết chậm.

Nhìn vườn tiêu, chị Hằng ngán ngẩm: “Hiện nay, hơn 300 trụ tiêu của gia đình tôi đã bị úa, vàng lá và chết. Tôi đã đầu tư tiền của và mua thuốc về phun nhưng nếu lần này lại thất bại nữa thì phải chuyển sang trồng cây khác cho an toàn hơn chứ trồng hồ tiêu rủi ro cao quá”.

1.000 trụ tiêu của gia đình chị Nguyễn Thị Hằng ở xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) đang vàng lá và có nguy cơ bị chết

Trồng tiêu quả là “cay” và rủi ro cao chứ không hoàn toàn như mong muốn của người dân là làm giàu. Nhất là hiện nay, do giá hồ tiêu cao nên người dân ồ ạt trồng tiêu và nguồn giống thì khó kiểm soát. Ngoài các bệnh như chết nhanh, chết chậm thường xảy ra trên cây tiêu thì còn có những bệnh khác như rệp, sâu, nấm…

Thực tế, cách đây chục năm về trước, tại các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh như ở xã Đắk Sin (Đắk R’lấp) và các xã khác của huyện Đắk Mil cũng đã bị dịch bệnh tấn công làm hàng ngàn ha hồ tiêu chết khô.

Nhiều gia đình đã phải lâm vào cảnh “trắng tay” khi dồn toàn bộ tiền của đầu tư vào trồng tiêu. Thực trạng này cũng là lời cảnh báo cho người dân hãy thay đổi cách trồng trọt, tránh tự phát trồng tiêu theo phong trào và ồ ạt như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt Đà Lạt "Xứ Sở" Đông Trùng Hạ Thảo?

Đó là tương lai không còn xa, khi mà loại dược liệu quý hiếm - Đông trùng hạ thảo đã được trồng thành công và sản xuất hàng loạt theo hướng công nghiệp tại thành phố hoa. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với điều kiện khí hậu rất phù hợp, Đà Lạt là vùng đất lý tưởng cho Đông trùng hạ thảo phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng.

16/01/2015
Người Cor Thay Đổi Tập Quán Chăn Nuôi Người Cor Thay Đổi Tập Quán Chăn Nuôi

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

16/01/2015
Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

16/01/2015
Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình) Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình)

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

16/01/2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

16/01/2015