Dịch Bệnh Tấn Công Cây Mì

Tính đến hết tháng 2 năm 2014, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện đã xuống giống trên 2.100 ha cây mì. Chỉ riêng trong tháng 2 đã xuống giống trên 790 ha mì.
Theo Trạm Bảo vệ thực vật Tân Châu, cây mì hiện đang bị đồng thời 2 loại dịch bệnh tấn công là rệp sáp bột hồng và nhện đỏ, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ sau này.
Ông Nguyễn Hữu Phong, cán bộ Trạm BVTV Tân Châu cho biết: toàn huyện hiện có trên 62 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng; tỷ lệ nhiễm trên 40% là 11 ha, còn lại là diện tích mì nhiễm từ 5-15% trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện. Bên cạnh đó, nhện đỏ cũng tấn công cây mì với diện tích nhiễm trên 34 ha, trong đó có 2 ha bị nhiễm nặng trên 50% ở xã Tân Hưng, 27 ha ở xã Tân Thành bị nhiễm với tỷ lệ 10% và 5 ha ở xã Tân Hà nhiễm tỷ lệ 5%.
Trạm BVTV Tân Châu khuyến cáo người dân, nếu có điều kiện, nên tưới nước cho cây mì, sử dụng một số loại thuốc hóa học để phun xịt đối với cây mì bị nhện đỏ; còn đối với cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng hiện đã được thả trên 37.700 cặp ong ký sinh để diệt trừ, nông dân không nên phun xịt thuốc hóa học vào những vùng đã được thả ong ký sinh, tránh ong bị chết sẽ không phát huy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.

Ngày 16-11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai dự án trồng 5.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 100 đại biểu tham gia.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng mía, giúp bà con có điều kiện đầu tư tái sản xuất trong vụ tới, 14/11/2013, Công ty mía đường Trà Vinh tổ chức triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân trồng mía niên vụ 2014 - 2015 ở huyện Tiểu Cần. Chính sách này cũng được áp dụng cho các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh.

Ngoài việc tiếp tục trồng cây ca cao xen canh với vườn dừa, vườn điều, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cũng xem xét chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi ở các tỉnh Tây Nguyên sang cây ca cao.

Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có diện tích vườn cây ăn trái 480ha, trong đó cây nhãn hơn 90ha. Diện tích nhãn này trước đây đều bị bệnh chổi rồng thiệt hại năng suất từ 30-100%. Nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phòng chống bệnh nên năm nay phần lớn vườn nhãn ở xã đều khỏi bệnh từ 80-95%.