Dịch Bệnh Tấn Công Cây Mì

Tính đến hết tháng 2 năm 2014, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện đã xuống giống trên 2.100 ha cây mì. Chỉ riêng trong tháng 2 đã xuống giống trên 790 ha mì.
Theo Trạm Bảo vệ thực vật Tân Châu, cây mì hiện đang bị đồng thời 2 loại dịch bệnh tấn công là rệp sáp bột hồng và nhện đỏ, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ sau này.
Ông Nguyễn Hữu Phong, cán bộ Trạm BVTV Tân Châu cho biết: toàn huyện hiện có trên 62 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng; tỷ lệ nhiễm trên 40% là 11 ha, còn lại là diện tích mì nhiễm từ 5-15% trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện. Bên cạnh đó, nhện đỏ cũng tấn công cây mì với diện tích nhiễm trên 34 ha, trong đó có 2 ha bị nhiễm nặng trên 50% ở xã Tân Hưng, 27 ha ở xã Tân Thành bị nhiễm với tỷ lệ 10% và 5 ha ở xã Tân Hà nhiễm tỷ lệ 5%.
Trạm BVTV Tân Châu khuyến cáo người dân, nếu có điều kiện, nên tưới nước cho cây mì, sử dụng một số loại thuốc hóa học để phun xịt đối với cây mì bị nhện đỏ; còn đối với cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng hiện đã được thả trên 37.700 cặp ong ký sinh để diệt trừ, nông dân không nên phun xịt thuốc hóa học vào những vùng đã được thả ong ký sinh, tránh ong bị chết sẽ không phát huy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.