Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại

Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại
Ngày đăng: 12/02/2015

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

Andhra Pradesh và Tamil Nadu là các bang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản (MPEDA) cho biết còn sớm để đánh giá tác động của dịch bệnh RMS khi người nuôi mới cải tạo ao và chỉ một số ít đang thả giống.

Trong khi đó, Anwar Hashim, giám đốc điều hành của Abad Export cho rằng dịch bệnh tấn công là do tôm giống không đạt chất lượng. “Các trại nuôi chủ yếu đang sử dụng tôm giống bố mẹ từ nguồn trong nước chứ không nhập khẩu do có giá rẻ hơn nhưng lại có nhiều rủi ro hơn" ông cho biết

Theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Nuôi trồng thủy sản, Singaram Muthukaruppan, dịch bệnh bắt đầu xuất hiện một vài tháng trước ở một số trại nuôi trong khu vực và chỉ khi vụ thu hoạch 2015-16  kết thúc mới có thể đánh giá được tác động thực sự.

Ông cũng nhấn mạnh rằng người nuôi ngày càng quan tâm đến tôm sú vì có giá cao hơn trên thị trường thế giới do đe dọa dịch bệnh và giá tôm chân trắng thấp.

Theo giám đốc S.A. Mastan Vali của Matrix Sea Foods India Pvt Ltd, dịch bệnh RMS bắt đầu làm tôm chết từ năm 2011.

Mặc dù một số người nuôi đã cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật thả nuôi khác nhau đến nay chưa có phương pháp nào hiệu quả để chống lại dịch bệnh này.


Có thể bạn quan tâm

Báo động tình trạng nuôi cá sấu không đảm bảo an toàn Báo động tình trạng nuôi cá sấu không đảm bảo an toàn

Thời gian gần đây, giá cá sấu thương phẩm trên thị trường ổn định, người nuôi có lãi nên mô hình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình đang được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, quản lý đối tượng nuôi này đang còn nhiều kẽ hở, trở thành nỗi lo cho người dân.

10/09/2015
Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP

Ngày 27 - 29/8/2015, Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Long An đã tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”.

10/09/2015
Thịt từ châu Âu sẽ ồ ạt vào Việt Nam Thịt từ châu Âu sẽ ồ ạt vào Việt Nam

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) cho biết, 3 năm qua, sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 7,5 lần. Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.

10/09/2015
Phát triển 34 ngàn hécta nuôi trồng thủy sản Phát triển 34 ngàn hécta nuôi trồng thủy sản

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện đã phát triển được 34 ngàn hécta diện tích nuôi thủy sản, dự kiến năm 2015, đạt trên 45 ngàn tấn thủy sản các loại, tăng gần 27% so với thời điểm năm 2010.

10/09/2015
 Sớm xác định nguyên nhân khiến cho cá nuôi lồng bè bị chết hàng loạt trên sông Chà Và Sớm xác định nguyên nhân khiến cho cá nuôi lồng bè bị chết hàng loạt trên sông Chà Và

Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý tình trạng cá nuôi lồng bè bị chết

10/09/2015