Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 04/07/2013

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.

Riêng tại thôn Phú Dương thuộc xã Xuân Thịnh, cá mú chết với biểu hiệu lở loét trên mình giai đoạn từ cá giống đến cá thương phẩm. Theo nhận định của Trung tâm, nguyên nhân là do nguồn giống nhập về chưa được kiểm dịch, cá nhiễm bệnh nên khi nuôi gặp môi trường bất lợi cá chết và lây lan các vùng nuôi khác. Hầu hết các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An và huyện Đông Hòa bệnh suy gan tụy vẫn đang xảy ra.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên khuyến cáo vùng nuôi tôm hùm, cá mú ở thị xã Sông Cầu cần quản lý lồng bè nuôi chặt chẽ bằng cách giãn mật độ lồng nuôi; thức ăn phải tươi và rửa sạch; xác tôm, cá mú chết và thức ăn thừa phải tiêu hủy xa khu nuôi để đảm bảo môi trường.

Đối với khu vực nuôi tôm xung quanh đầm Ô Loan (huyện Tuy An) với diện tích hơn 320 ha cần chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ sang nuôi các đối tượng khác như hàu, cua xanh và xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi thả giống do trong đầm Ô Loan rong câu phát triển quá mức nên đang bị ô nhiễm hữu cơ…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, từ đầu năm đến nay, mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3.535 tấn, tăng gần 26% so cùng kỳ năm ngoái nhưng tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong 1.716 ha tôm thẻ chân trắng thả nuôi, có đến 195 ha bị nhiễm bệnh, với thiệt hại từ 30% đến 100%.

Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường và lượng con giống khai thác tự nhiên quá thiếu nên tôm hùm bằng lồng được thả nuôi cũng chỉ hơn 5.000 lồng, giảm một nửa so cùng kỳ năm ngoái.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Mường Lay (Điện Biên) Triển Vọng Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Mường Lay (Điện Biên)

Trước đây, người dân trên địa bàn TX. Mường Lay (Điện Biên) nuôi thả cá chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến, tận dụng các sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt, chăn nuôi, đầu tư ít nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi đó cá nuôi phần lớn là các loại cá truyền thống nên hiệu quả kinh tế thấp.

10/09/2013
Triển Vọng Từ Vụ Cá Nam Triển Vọng Từ Vụ Cá Nam

Theo lịch thời vụ trong đánh bắt hải sản, bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 âm lịch là thời điểm diễn ra hoạt động khai thác vụ cá Nam. Tuy chỉ kéo dài trong thời gian 5 tháng song vụ cá này sẽ góp phần quan trọng vào tổng sản lượng thuỷ hải sản của toàn tỉnh; là vụ có thể khai thác được nhiều luồng cá nổi và mực.

25/03/2013
Xuống Giống Gần 15.000 Ha Lúa Thu Đông Và Lúa - Tôm Xuống Giống Gần 15.000 Ha Lúa Thu Đông Và Lúa - Tôm

Sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, nông dân đã cải tạo ruộng và xuống giống gần 14.000ha lúa thu đông và hơn 1.000ha lúa trên đất tôm - lúa. Bên cạnh đó, nông dân TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải đã xuống giống gần 2.000ha lúa cao sản.

11/09/2013
Trang Trại “Vàng” Vùng Chiêm Trũng Trang Trại “Vàng” Vùng Chiêm Trũng

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".

13/09/2013
Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu) Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu)

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

25/03/2013