Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Địa Phương Tăng Cường Chống Cúm A/H5N1 Trên Đàn Chim Yến

Địa Phương Tăng Cường Chống Cúm A/H5N1 Trên Đàn Chim Yến
Ngày đăng: 24/04/2013

Trong những ngày qua, dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại nhiều tỉnh phía Nam. Đặc biệt, khi dịch cúm bùng phát trên đàn yến nuôi ở TP. Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã gây hoang mang cho người dân lẫn các hộ nuôi. Nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường các biện pháp giám sát dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.

Là địa phương có nhiều hộ nuôi chim yến tập trung (357 hộ nuôi), Tiền Giang đã đưa ra mức báo động đỏ trong công tác phòng chống cúm gia cầm trên đàn nuôi chim yến của tỉnh.

Tỉnh cũng tăng cường lực lượng thú y về cơ sở, nhất là tại các vùng nuôi chim yến tập trung tại thị xã Gò Công, Gò Công Tây và Gò Công Đông, tổ chức buổi tập huấn cho các hộ nuôi chim yến, trong đó yêu cầu cơ sở nuôi phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của chim. Trường hợp có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để xử lý kịp thời. Nghiêm cấm việc giấu dịch vì hậu quả sẽ rất khó lường.

UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết, trước tình hình dịch cúm A/H5N1 có nguy cơ đe dọa đàn yến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo ngành Thú y tỉnh tiếp cận cơ sở, hướng dẫn các địa phương có phong trào nuôi yến trong nhà và những hộ nuôi yến các biện pháp phòng chống dịch.

Tăng cường các biện pháp giám sát dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc sát trùng cơ sở nuôi yến, lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm tìm virus cúm gia cầm. Nếu phát hiện có tình huống xấu xảy ra phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để kịp thời khoanh vùng xử lý, ngăn chặn.

Cùng với Tiền Giang và Bình Định, tỉnh Khánh Hòa hiện có 62 nhà yến, 156 hang yến, tập trung chủ yếu tại TP.Nha Trang. Để phòng, chống cho các đàn chim yến, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Chi cục Thú y phối hợp với công ty yến sào và các địa phương rà soát, khẩn trương thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, tiêu độc vệ sinh khử trùng các nhà yến đảm bảo an toàn quần thể đàn chim yến; nếu phát hiện chim nhiễm bệnh thì kịp thời khoanh vùng xử lý.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản

Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.

20/03/2014
Xác Minh Thông Tin Thủy Sản Ở Hà Nội Bị Ô Nhiễm Kim Loại Xác Minh Thông Tin Thủy Sản Ở Hà Nội Bị Ô Nhiễm Kim Loại

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội khẩn trương xác minh thông tin tình trạng thủy sản trên địa bàn Hà Nội bị ô nhiễm kim loại nặng gây hoang mang trong dư luận xã hội.

20/03/2014
Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế

Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.

23/02/2014
Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bất An Với Nạn Phá Lồng Bè Nuôi Cá Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bất An Với Nạn Phá Lồng Bè Nuôi Cá

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

20/03/2014
Người Nuôi Tôm Hùm Bước Vào Vụ Mới, Nhiều Nỗi Lo Người Nuôi Tôm Hùm Bước Vào Vụ Mới, Nhiều Nỗi Lo

Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

20/03/2014