Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.
Những trang trại bao gồm các ngành nghề: Sản xuất cà phê, hoa hồng môn, cây giống các loại, cây cảnh, chăn nuôi (heo công nghiệp, heo rừng lai, gà, cá, ba ba…).
Được biết, những trang trại này có nguồn vốn đầu tư ban đầu hơn 50 tỷ đồng; sử dụng trên 500 lao động thường xuyên và hơn 1.000 lao động thời vụ. Trang trại hình thành đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn; thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất…
Để khuyến khích nông dân phát triển trang trại, huyện Di Linh đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng và vật nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn (tái canh cà phê, lò sấy cà phê, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê…). Trong những năm vừa qua, nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả, thu nhập từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...

Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.

Dù vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra của VN nhưng giá trị mặt hàng này xuất vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng giảm.

Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương)trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.