Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.
Những trang trại bao gồm các ngành nghề: Sản xuất cà phê, hoa hồng môn, cây giống các loại, cây cảnh, chăn nuôi (heo công nghiệp, heo rừng lai, gà, cá, ba ba…).
Được biết, những trang trại này có nguồn vốn đầu tư ban đầu hơn 50 tỷ đồng; sử dụng trên 500 lao động thường xuyên và hơn 1.000 lao động thời vụ. Trang trại hình thành đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn; thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất…
Để khuyến khích nông dân phát triển trang trại, huyện Di Linh đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng và vật nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn (tái canh cà phê, lò sấy cà phê, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê…). Trong những năm vừa qua, nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả, thu nhập từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay, gần 50 trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau đã ngừng hoạt động, hàng trăm trại khác hoạt động cầm chừng, nhiều trại bị thua lỗ nặng.

Mô hình trồng dứa phủ nilon của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang dần mang lại hiệu quả và mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn đối với người trồng dứa nơi đây.

Những năm gần đây, chăn nuôi theo hình thức trang trại đã hình thành và phát triển mạnh. Toàn tỉnh Lào Cai, hiện có 167 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại, trong đó 81 trang trại nuôi lợn, 86 trang trại nuôi gia cầm. Các mô hình trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây cũng là hướng phát triển được chú trọng trong thời gian tới.

Sự tái tổ hợp giữa các kháng nguyên HA và NA sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Chủng gây dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam là H5N1.

Mặc dù là nước sản xuất nông nghiệp lớn, song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cũng như các nhà khoa học, Việt Nam vẫn quá chậm trễ trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học vào sản xuất.