Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng trong nuôi trồng thủy sản là 50.000 đồng/lần.
Cụ thể, mức thu 50.000 đồng/lần sẽ được áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thuỷ sản (bao gồm cả động vật và thực vật); cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đối với 1 sản phẩm…
Phí kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh thuỷ sản được Bộ Tài chính đề xuất từ 230.300 - 1.750.000 đồng/lần.
Cụ thể, phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản là 230.300 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản từ 260.000 - 720.300 đồng/lần tùy công suất của cơ sở sản xuất giống; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở nuôi thủy sản 1.050.000 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản 1.750.000 đồng/lần…
Phí đánh giá, chứng nhận VietGAP
Bộ Tài chính đề xuất, phí kiểm tra, đánh giá Tổ chức chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là 2,8 triệu đồng/lần; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi cá tra là 210.000 đồng/tấn; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng 320.000 đồng/tấn.
Bộ này cũng đề xuất mức phí đánh giá phòng thử nghiệm lĩnh vực kiểm nghiệm các yếu tố đầu vào nuôi trồng thủy sản là 22,5 triệu đồng/lần; phí đánh giá mở rộng phòng thử nghiệm 11,5 triệu đồng/lần và phí đánh giá lại phòng thử nghiệm là 17 triệu đồng/lần.
Ngoài ra, lệ phí cấp, cấp lại hoặc gia hạn giấy chứng nhận VietGAP cũng được đề xuất là 50.000 đồng/lần.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất giống nấm thương phẩm và chế biến tiêu thụ nấm theo quy mô công nghiệp khép kín, dự án "Hoàn thiện quy trình sản xuất một số loại nấm tại tỉnh Kiên Giang" do Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ Kiên Giang thực hiện đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Ưu tiên lựa chọn ba loại gạo đặc sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp đặc sản để hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương, hướng tới trở thành thương hiệu gạo quốc gia.

Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10 - 40%. Không những vậy, phương pháp này đã tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20 - 40%

Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Ngày 22/5/2015, tại Bạc Liêu, Tổng cục Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phối hợp với Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, định hướng năm 2030”