Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng trong nuôi trồng thủy sản là 50.000 đồng/lần.
Cụ thể, mức thu 50.000 đồng/lần sẽ được áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thuỷ sản (bao gồm cả động vật và thực vật); cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đối với 1 sản phẩm…
Phí kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh thuỷ sản được Bộ Tài chính đề xuất từ 230.300 - 1.750.000 đồng/lần.
Cụ thể, phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản là 230.300 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản từ 260.000 - 720.300 đồng/lần tùy công suất của cơ sở sản xuất giống; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở nuôi thủy sản 1.050.000 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản 1.750.000 đồng/lần…
Phí đánh giá, chứng nhận VietGAP
Bộ Tài chính đề xuất, phí kiểm tra, đánh giá Tổ chức chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là 2,8 triệu đồng/lần; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi cá tra là 210.000 đồng/tấn; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng 320.000 đồng/tấn.
Bộ này cũng đề xuất mức phí đánh giá phòng thử nghiệm lĩnh vực kiểm nghiệm các yếu tố đầu vào nuôi trồng thủy sản là 22,5 triệu đồng/lần; phí đánh giá mở rộng phòng thử nghiệm 11,5 triệu đồng/lần và phí đánh giá lại phòng thử nghiệm là 17 triệu đồng/lần.
Ngoài ra, lệ phí cấp, cấp lại hoặc gia hạn giấy chứng nhận VietGAP cũng được đề xuất là 50.000 đồng/lần.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.