Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đề xuất trên được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo dự thảo, sẽ miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2020 như sau:
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 55/2010/QH12.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý sử dụng.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội thì hầu hết các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đều được miễn thuế, chỉ còn một số ít đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất.
Với quy định miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết này, số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm bình quân chỉ còn khoảng 60 tỷ đồng/năm, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm từ năm 2011 – 2014 khoảng 6.917 tỷ đồng.
Từ đó, góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo Bộ Tài chính, để khuyến khích hơn nữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp;
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích phát triển xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao thì cần tiếp tục bổ sung mở rộng quy định về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp mà không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt trên hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất vượt trên hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; cũng như diện tích đất nông nghiệp được
Nhà nước giao cho các tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp hoặc giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.

Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…