Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Chiều 8/11, Hội đồng KH-CN tỉnh Phú Yên xét duyệt đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và đề xuất giải pháp có hiệu quả để phòng, trị bệnh tôm hùm nuôi lồng bè” tại vùng biển 2 huyện Tuy An và TX Sông Cầu do tiến sĩ Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản III) làm chủ nhiệm.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Phản biện đề tài, theo PGS.TS Đỗ Thị Hòa, nguyên giảng viên Trường đại học Nha Trang cho rằng, hiện nay tình trạng dịch bệnh trên con tôm hùm xảy ra phổ biến tại Phú Yên, để khắc phục dịch bệnh, nhiều người dân đã sử dụng thuốc kháng sinh không theo quy định và chưa mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó, việc đưa ra được giải pháp để phòng, trị bệnh hiệu quả trên con tôm hùm là rất cần thiết.
Đề tài trên được Hội đồng KH-CN tỉnh thống nhất đề nghị UBND tỉnh thông qua và cho phép thực hiện trong vòng 24 tháng (từ lúc được phê duyệt).
Có thể bạn quan tâm

Ông Hinh là người đầu tiên trong xã mạnh dạn trồng thử nghiệm 100 cây mít không hạt. Toàn bộ số cây giống, ông Hinh mua tại tỉnh Tiền Giang với giá 50.000 đồng/cây, trú tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai.

Khoảng tháng nay có rất nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến đặt vấn đề mua chôm chôm, số lượng khoảng 600 - 700 kg/tuần để xuất sang các thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, do hiện tại chôm chôm hết mùa nên “HTX hẹn hợp đồng vào tháng 11 tới”.

Năm 2015 này, tổng nguồn vốn Quảng Nam phân bổ cho các địa phương để xây dựng NTM là gần 328,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 307 tỷ đồng và vốn sự nghiệp xấp xỉ 21,4 tỷ đồng.

Cơ chế tín dụng thông thường, thiếu bảo đảm tiền vay, dự án và sự “ngại” đầu tư của các ngân hàng khiến nguồn vốn tín dụng chưa khơi thông mạnh vào nông nghiệp, nông thôn… là những vấn đề được đặt ra tại hội nghị về "chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn".
Từ kết quả khảo sát thực địa tại một số địa bàn về mô hình trồng cây ba kích dưới tán rừng tự nhiên đem lại hiệu quả, huyện Tây Giang đang tiếp tục nhân rộng mô hình, nhằm giúp người dân có cơ hội phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương.