Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Chiều 8/11, Hội đồng KH-CN tỉnh Phú Yên xét duyệt đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và đề xuất giải pháp có hiệu quả để phòng, trị bệnh tôm hùm nuôi lồng bè” tại vùng biển 2 huyện Tuy An và TX Sông Cầu do tiến sĩ Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản III) làm chủ nhiệm.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Phản biện đề tài, theo PGS.TS Đỗ Thị Hòa, nguyên giảng viên Trường đại học Nha Trang cho rằng, hiện nay tình trạng dịch bệnh trên con tôm hùm xảy ra phổ biến tại Phú Yên, để khắc phục dịch bệnh, nhiều người dân đã sử dụng thuốc kháng sinh không theo quy định và chưa mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó, việc đưa ra được giải pháp để phòng, trị bệnh hiệu quả trên con tôm hùm là rất cần thiết.
Đề tài trên được Hội đồng KH-CN tỉnh thống nhất đề nghị UBND tỉnh thông qua và cho phép thực hiện trong vòng 24 tháng (từ lúc được phê duyệt).
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.

Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...

Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) trên địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) phát triển rất nhanh, chưa có quy hoạch đồng bộ. Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực nước mặn như Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A… việc phát triển nuôi tôm tự phát đã gây quá tải cục bộ đường dây hạ thế, tạo áp lực rất lớn trong công tác cung cấp điện.

Ngày 25-4, Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai Group) đã tổ chức hội nghị phát triển nguồn nguyên liệu năm 2015 với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, chuyên gia các viện, trường, đại diện 42 hộ nuôi liên kết – đối tác của Sao Mai Group…