Đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020

Ý kiến trên được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Sơn Phước Hoan phát biểu tại Hội thảo Đề xuất Chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020, tổ chức tại Hà Nội ngày 24.9.
Đầu tư 49.000 tỷ đồng
Tại hội thảo, đại diện UBDT trình bày báo cáo đề xuất các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020. Theo đó, UBDT xây dựng và đề xuất 9 chính sách với tổng kinh phí hơn 49.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở báo cáo đề xuất chính sách của UBDT, các đại biểu góp ý nên xem xét kỹ các chính sách, phối hợp cùng các bộ, ngành để tránh trùng lặp chính sách.
Cụ thể, ông Ngô Thế Hiển – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất UBDT cần phối hợp trong việc đề xuất chính sách để tránh chồng chéo.
Chính sách dân tộc ít nội dung nhưng hiệu quả và chất lượng sẽ cao hơn trong giai đoạn mới (ảnh chụp tại bản Huổi Bon 1, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, Điện Biên). Ảnh: L.S
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan cho rằng, trong giai đoạn này, điểm nhấn là xây dựng chính sách đặc thù theo hướng tích hợp các chính sách sẽ hết hiệu lực sau năm 2015, nhưng mục tiêu chưa hoàn thành.
Các chính sách đặc thù sẽ bao trùm tới các đối tượng nghèo, chưa được hưởng chính sách ưu tiên.
Không sót, lọt đối tượng
Vẫn theo Thứ trưởng Hoan, các chính sách được đưa ra đều ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng qua thực tế triển khai, đồng bào DTTS có chính sách đặc thù nhưng vẫn chưa được hưởng, tưởng chừng được ưu tiên nhưng lại không được ưu tiên.
Cụ thể như trong tổng các chính sách của UBDT dành cho vùng dân tộc chưa có chính sách nào được bố trí vốn đạt tới 80%, ngoại trừ Chương trình 135, hầu hết mới chỉ được được 40–50%.
Theo Thứ trưởng, quan điểm ưu tiên không rõ, nội hàm thực hiện chính sách cũng chưa có sự phân biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, lấy Đề án 1956 để đào tạo chung cho cả nước, chỉ có một câu lồng ghép vào là ưu tiên cho đồng bào DTTS, còn lại vẫn theo đối tượng chung.
“Do vậy chính sách đặc thù tập trung vào 3 nội dung là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí sắp xếp ổn định dân cư; hỗ trợ tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo ở vùng lõm, vùng sâu, vùng xa mà chính sách chưa vươn tới được” – Thứ trưởng Sơn Phước Hoan cho hay.
Bà Trần Thị Bích Huyền – Vụ phó Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) góp ý:
UBDT cần lưu ý đến các chính sách về văn hóa cho đồng bào DTTS vì hiện các chính sách về lĩnh vực này hiện khá mờ nhạt. Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá không còn dẫn đến việc thực hiện các chính sách về văn hoá dành cho đồng bào DTTS của Bộ Văn hóa rất lúng túng, không có nguồn lực…
Có thể bạn quan tâm

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

Đã hơn một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Trung Hải (Gio Linh) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi vụ nuôi vừa mới bắt đầu. Sau vụ nuôi 2012 có hiệu quả thì năm nay dịch bệnh ở tôm lại bùng phát gây thiệt hại đáng kể cho người dân.