Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020

Đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020
Ngày đăng: 28/09/2015

Ý kiến trên được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Sơn Phước Hoan phát biểu tại Hội thảo Đề xuất Chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020, tổ chức tại Hà Nội ngày 24.9.

Đầu tư 49.000 tỷ đồng 

Tại hội thảo, đại diện UBDT trình bày báo cáo đề xuất các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020. Theo đó, UBDT xây dựng và đề xuất 9 chính sách với tổng kinh phí  hơn 49.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở báo cáo đề xuất chính sách của UBDT, các đại biểu góp ý nên xem xét kỹ các chính sách, phối hợp cùng các bộ, ngành để tránh trùng lặp chính sách.

Cụ thể, ông Ngô Thế Hiển – Phó Cục  trưởng Cục Kinh tế hợp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất UBDT cần phối hợp trong việc đề xuất chính sách để tránh chồng chéo.

Chính sách dân tộc ít nội dung nhưng hiệu quả và chất lượng sẽ cao hơn trong giai đoạn mới (ảnh chụp tại bản Huổi Bon 1, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, Điện Biên). Ảnh: L.S

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan cho rằng, trong giai đoạn này, điểm nhấn là xây dựng chính sách đặc thù theo hướng tích hợp các chính sách sẽ hết hiệu lực sau năm 2015, nhưng mục tiêu chưa hoàn thành.

Các chính sách đặc thù sẽ bao trùm tới các đối tượng nghèo, chưa được hưởng chính sách ưu tiên.

Không sót, lọt đối tượng

Vẫn theo Thứ trưởng Hoan, các chính sách được đưa ra đều ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng qua thực tế triển khai, đồng bào DTTS có chính sách đặc thù nhưng vẫn chưa được hưởng, tưởng chừng được ưu tiên nhưng lại không được ưu tiên.

Cụ thể như trong tổng các chính sách của UBDT dành cho vùng dân tộc chưa có chính sách nào được bố trí vốn đạt tới 80%, ngoại trừ Chương trình 135, hầu hết mới chỉ được được 40–50%.

Theo Thứ trưởng, quan điểm ưu tiên không rõ, nội hàm thực hiện chính sách cũng chưa có sự phân biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, lấy Đề án 1956 để đào tạo chung cho cả nước, chỉ có một câu lồng ghép vào là ưu tiên cho đồng bào DTTS, còn lại vẫn theo đối tượng chung.

“Do vậy chính sách đặc thù tập trung vào 3 nội dung là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí sắp xếp ổn định dân cư; hỗ trợ tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo ở vùng lõm, vùng sâu, vùng xa mà chính sách chưa vươn tới được” – Thứ trưởng Sơn Phước Hoan cho hay.

Bà Trần Thị Bích Huyền – Vụ phó Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) góp ý:

UBDT cần lưu ý đến các chính sách về văn hóa cho đồng bào DTTS vì hiện các chính sách về lĩnh vực này hiện khá mờ nhạt. Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá không còn dẫn đến việc thực hiện các chính sách về văn hoá dành cho đồng bào DTTS của Bộ Văn hóa rất lúng túng, không có nguồn lực…


Có thể bạn quan tâm

Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

16/10/2014
Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

16/10/2014
Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

16/10/2014
EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

16/10/2014
Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định) Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

16/10/2014