Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Xuất 61 Dự Án Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản

Đề Xuất 61 Dự Án Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 27/08/2014

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.

Cụ thể, tỉnh Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang đề xuất 1 dự án, Bến Tre đề xuất 14 dự án, Trà Vinh đề xuất 10 dự án, Sóc Trăng đề xuất 5 dự án, Bạc Liêu đề xuất 5 dự án, Cà Mau đề xuất 17 dự án và Kiên Giang đề xuất 2 dự án.

Theo ông Điền, dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ có 1,2 triệu ha đất nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8% diện tích. Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi thủy sản chưa có các nghiên cứu khoa học, chưa được quy hoạch mà chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa.

Các công trình như cống điều tiết, hệ thống kênh rạch hiện có khẩu độ, kích thước nhỏ hẹp không đảm bảo khả năng cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, do khó khăn về nguồn vốn nên hiện nay đa phần cơ sở hạ tầng (thủy lợi, điện, giao thông) phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư nhiều, không theo kịp với quá trình phát triển của nuôi trồng thủy sản dẫn đến tăng chi phí sản xuất và tồn tại nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Hiện trạng này ngoài việc tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong sản xuất nông nghiệp là rất cao. Bên cạnh đó, các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng rõ rệt.

Để nghề nuôi trồng thủy sản ở SSBSCL phát triển bền vững, ngay từ cuối năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 1,5 triệu ha, trong đó có 800 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Tỉnh đoàn hỗ trợ nông dân Yên Lạc tiêu thụ 30 tấn chuối tiêu hồng Tỉnh đoàn hỗ trợ nông dân Yên Lạc tiêu thụ 30 tấn chuối tiêu hồng

Trong hai ngày 20 và 21/11/2015, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức chương trình hỗ trợ bà con nông dân 2 xã Liên Châu, Tề Lỗ (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) tiêu thụ 1.500 buồng chuối, tương đương với 30 tấn chuối tiêu hồng đang đến thời điểm thu hoạch nhưng không tìm được đầu ra.

25/11/2015
Đa dạng bưởi tạo hình bán dịp Tết Đa dạng bưởi tạo hình bán dịp Tết

Qua khảo sát, hiện nông dân huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) đã lên khuôn tạo hình bưởi hồ lô với khoảng 15.000 trái để bán trong dịp Tết Nguyên đán tới đây.

25/11/2015
Ôm nợ bởi thanh long trái vụ Ôm nợ bởi thanh long trái vụ

Mất mùa, rớt giá đã làm nhiều người dân ở thủ phủ thanh long Bình Thuận lao đao

25/11/2015
Ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành VietGAP Ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành VietGAP

Ngày 19-11, UBND huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành sạch VietGAP giữa Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Hà Nội) với Ban quản lý Xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên.

25/11/2015
Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng chống hiện tượng chanh lá đứng Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng chống hiện tượng chanh lá đứng

Hội đồng KH & CN huyện Châu Thành (Hậu Giang) vừa thông qua đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng chanh lá đứng và đề xuất biện pháp phòng chống” do thạc sĩ Trần Hồng Đức, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, làm chủ nhiệm.

25/11/2015